Đau nửa đầu là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của các triệu chứng bệnh lý đau nửa đầu để điều trị triệt để.
Đau nửa đầu là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi
Bị đau nửa đầu là bệnh gì?
Đau nửa đầu là tình trạng người bệnh thấy đau ở một phần đầu không cố định từ trước ra sau hoặc đôi lúc đau cả hai bên, kèm theo các triệu chứng mạch đập.
Cơn đau có thể âm ỉ, dữ dội, đau tăng dần, thậm chí kèm theo các triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, căng thẳng.
Bệnh đau nửa đầu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, bé có thể không biết diễn tả cơn đau nên khó phát hiện. Hay ở người cao tuổi, không còn minh mẫn cũng khó diễn tả các triệu chứng của đau nửa đầu.
>> Xem thêm Các loại đau đầu thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Trẻ em cũng có thể bị đau nửa đầu nhưng chưa nhận thức được
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu
Tình trạng đau nửa đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, đau nửa đầu có thể là nguyên phát hay là thứ phát.
1. Đau nửa đầu thứ phát
Đau đầu thứ phát là cơn đau do một bệnh lý cụ thể gây ra, bao gồm:
-
Đau do bệnh thần kinh như chấn thương sọ não, u não, bệnh màng não – mạch máu não, hội chứng tăng áp lực nội sọ…
-
Đau do bệnh toàn thân: say nóng, say nắng, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính, nhiễm độc…
-
Đau do bệnh nội khoa: bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết, thiếu máu…
-
Đau do các bệnh chuyên khoa khác: bệnh về mắt, tai mũi họng, cơ xương khớp, nha khoa…
2. Đau đầu nguyên phát
Thường gặp nhất là chứng đau nửa đầu Migraine và đau đầu từng cụm:
Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine hay còn gọi là nhức nửa đầu từng cơn theo nhịp mạch. Tình trạng đau đầu này có cường độ thay đổi, có tính chu kỳ, nữ hay bị hơn nam (18% so với 6% dân số), khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên, kéo dài suốt đời, bệnh có tính di truyền. Một số yếu tố có thể khởi phát cơn đau đầu:
-
Thiếu máu não: Trong các triệu chứng thì đau nửa đầu do thiếu máu não xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất. Theo các chuyên gia thần kinh, tác nhân trực tiếp gây thiếu máu não là do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông làm hẹp lòng mạch máu, gây co thắt hoặc tắc nghẽn mạch máu ở não, làm cản trở máu dẫn oxy về nuôi não. Đó là lý do giải thích vì sao thiếu máu não lại gây đau đầu kéo dài.
-
Do thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ thường bị đau nửa đầu trong thời gian hành kinh do nồng độ các hormone như estrogen thay đổi trong khoảng thời gian này. Cơn đau xảy ra trước ngày “rụng dâu” từ 1-2 ngày và kéo dài sau khi kết thúc thời gian hành kinh từ 2-3 ngày. Trong trường hợp này cơn đau đầu sẽ biến mất hay thuyên giảm sau thời kỳ mãn kinh.
-
Do các cảm xúc tiêu cực: Các yếu tố về tâm lý, cảm xúc cũng có thể khiến một người bị đau nửa đầu. Theo đó, những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, áp lực… có nguy cơ đau nửa đầu trước cao hơn so với người bình thường.
-
Sức đề kháng yếu: Sức khỏe suy giảm là một nguyên nhân góp phần làm tăng tần suất đau nửa đầu.
-
Môi trường kém lành mạnh: Âm thanh ồn ào, đèn quá sáng hoặc liên tục nhấp nháy, phòng có khói thuốc lá, phòng có mùi, không khí ngột ngạt,… cũng có thể khiến cơn đau nửa đầu trên bộc phát hoặc cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Lạm dụng thuốc: Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, thuốc an thần… đôi khi cũng có thể khiến bạn bị đau nửa đầu.
Đau nửa đầu chủ yếu do thiếu máu não
Đau nửa đầu từng cụm
Là chứng đau nửa đầu nguyên phát có cường độ đau dữ dội nhất, bệnh diễn tiến từng đợt cách nhau vài năm, thường gặp ở nam giới trẻ hay trung niên. Cơn đau đầu điển hình kéo dài khoảng 3 tháng, các đợt cách nhau từ 1 năm trở lên. Theo đó, cơn đau nửa đầu từng cụm đầu tiên thường xảy ra ban đêm, kéo dài 30 đến 90 phút.
Đau nửa đầu từng cụm có thể gây đau dữ dội sau hốc mắt hoặc trên trán gần phía thái dương một bên đầu kèm theo đỏ một bên mắt, nghẹt mũi, vã mồ hôi. Cơn đau nhanh chóng lan xuống vai, cổ một bên, có thể kèm theo sợ ánh sáng nhưng ít khi nôn ói.
Các yếu tố thuận lợi khởi phát cơn đau nửa đầu từng cụm có thể kể đến như: Uống rượu, sử dụng các thuốc giãn mạch, thức ăn chứa nitrat (thịt giăm bông, thịt xông khói, thịt đông lạnh, xúc xích), hút thuốc lá…
Đau đầu từng cụm là tình trạng đau với cường độ mạnh nhất và khó chịu nhất
Đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Với các tình trạng thông thường, đau nửa đầu có thể tự hết mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp đau nửa đầu thường xuyên nếu không được thăm khám để chẩn đoán và điều trị đúng thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
-
Mất ngủ: Cơn đau tấn công đột ngột có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm hoặc đau đến mất ngủ, không thể ngủ được. Việc mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý thần kinh nguy hiểm khác.
-
Chóng mặt: Người bị đau nửa đầu có thể cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đầu quay cuồng, dẫn đến té ngã. Điều này rất nguy hiểm khi đang tham gia giao thông hoặc đang đứng trên cao, trên các bậc thang.
-
Co giật: Trong thời gian bị đau nửa đầu hoặc ngay sau đó, người bệnh có thể xuất hiện những cơn co giật như động kinh.
-
Đột quỵ: Bệnh đau nửa đầu có thể khiến lượng máu cung cấp lên não bị gián đoạn, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể và dẫn đến đột quỵ não.
-
Suy giảm chức năng não bộ: Đau nửa đầu nghiêm trọng, lặp lại nhiều lần dẫn đến tình trạng khó tập trung, suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy kém…
-
Ảnh hưởng đến thị lực: Một biến chứng đau nửa đầu khác cực kỳ nguy hiểm chính là người bệnh có thể đối diện với nguy cơ giảm thị lực, mắt mờ hay thậm chí là mù vĩnh viễn.
Các biến chứng của đau nửa đầu là rất nguy hiểm
Cải thiện đau đầu do thiếu máu não bằng thuốc Hoạt Huyết
Trong các nguyên nhân dẫn tới đau đầu và đau nửa đầu, thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất.
Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não từ đó kéo theo đau nửa đầu là do huyết hư ứ trệ, lưu lượng máu lên não giảm dẫn đến thiếu máu não triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ… Để điều trị tình trạng này cần sử dụng bài thuốc hoạt huyết giúp lưu thông huyết mạch. Thuốc hoạt huyết tùy tác dụng yếu mạnh có thể giúp hành huyết tức là tăng cường lưu thông máu, hoặc giúp phá huyết dùng với các bệnh huyết ứ đọng, tụ huyết.
Thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 bắt nguồn từ bài thuốc hoạt huyết, phá ứ bí truyền, mang lại hiệu quả vượt trội, được chứng minh không chỉ thông qua kinh nghiệm sử dụng lâu đời trong dân gian mà còn bởi các nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng.
Người bị thiếu máu não triệu chứng chóng mặt, đau nửa đầu, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ có thể tham khảo sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-nua-dau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong-n16837.html
Hoạt Huyết Nhất Nhất
Tăng cường lưu thông máu
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|