Tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Tìm hiểu một số biện pháp điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn để xử trí sớm tình trạng này.
Tìm hiểu một số biện pháp điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn
MỤC LỤC:
-
Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn
-
Tiêu chảy nhiễm khuẩn do đâu?
-
Các phương pháp điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn
|
Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn
Các triệu chứng của tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể thay đổi tùy theo loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhiễm trùng.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
-
Tiêu chảy: Có thể từ tiêu chảy lỏng nước đến tiêu chảy có máu và chất nhầy.
-
Đau bụng quặn: Đau bụng thường đi kèm với tiêu chảy, đặc biệt là ở các trường hợp nhiễm Shigella hoặc Campylobacter.
-
Sốt: Sốt có thể xảy ra, đặc biệt là khi có nhiễm trùng toàn thân hoặc viêm niêm mạc ruột nghiêm trọng.
-
Buồn nôn và nôn mửa: Thường gặp ở trường hợp nhiễm vi khuẩn như Salmonella hoặc E. coli.
-
Mất nước: Các triệu chứng như khô miệng, da khô, hoa mắt và giảm tiểu tiện.
Có nhiều triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn
Tiêu chảy nhiễm khuẩn do đâu?
Tiêu chảy nhiễm khuẩn là tình trạng tiêu chảy do vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Tình trạng này thường liên quan đến thực phẩm hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn.
Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy
Escherichia coli (E. coli): Một số chủng E. coli gây bệnh đường tiêu hóa (ví dụ: ETEC, EPEC, EHEC) có thể gây tiêu chảy.
Salmonella: Gây tiêu chảy kèm sốt, nôn mửa.
Shigella: Gây ra bệnh lỵ trực khuẩn,
tiêu chảy kèm theo đau quặn bụng, máu và chất nhầy trong phân.
Campylobacter jejuni: Thường gây viêm dạ dày ruột, tiêu chảy có máu.
Vibrio cholerae: Gây bệnh tả, với triệu chứng tiêu chảy nước ồ ạt dẫn đến mất nước và chất điện giải nghiêm trọng.
Clostridium difficile: Thường xuất hiện sau khi dùng kháng sinh, dẫn đến viêm đại tràng giả mạc, gây tiêu chảy nghiêm trọng.
Cơ chế gây tiêu chảy
Khi các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chúng tấn công vào niêm mạc ruột, gây ra sự tổn thương hoặc viêm nhiễm.
Vi khuẩn gây độc tố: Làm tổn thương tế bào niêm mạc ruột, dẫn đến rối loạn sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột, dẫn đến tiêu chảy. Độc tố cũng khiến nước và chất điện giải bị đẩy ra ngoài, gây tiêu chảy.
Tấn công niêm mạc ruột: Dẫn đến tổn thương các tế bào và gây viêm loét, dẫn đến tiêu chảu có lẫn máu hoặc chất nhầy.
Viêm toàn thân: Một số vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng toàn thân, thậm chí Salmonella có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu và sốt thương hàn.
Các phương pháp điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Bù nước và điện giải
Đây là bước điều trị quan trọng nhất đối với bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn, đặc biệt ở trẻ em và người già, những đối tượng dễ bị mất nước.
Sử dụng dung dịch bù nước oresol hoặc truyền tĩnh mạch trong những trường hợp nghiêm trọng.
Kháng sinh
Được sử dụng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh phải cẩn trọng vì có thể gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy (ví dụ, trong trường hợp nhiễm E. coli).
Do đó, người bị tiêu chảy nghi nhiễm khuẩn tốt nhất là nên đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị bằng loại kháng sinh phù hợp.
Phương pháp dân gian
Có một số loại thảo dược giúp làm dịu triệu chứng, bù nước và hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hóa.
Dưới đây là một số biện pháp dân gian phổ biến:
-
Nước gạo rang (hoặc nước cháo loãng): Giúp làm dịu niêm mạc ruột, hỗ trợ làm giảm viêm và đau bụng.
-
Trà gừng: Giúp chống viêm và kháng khuẩn nhẹ, làm giảm đau bụng, buồn nôn và điều hòa hoạt động của ruột. Nó còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
-
Nước lá ổi: Có chứa tannin, một chất có tác dụng kháng khuẩn và làm se, giúp làm giảm tiết dịch trong ruột, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy.
-
Nước cây mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và chống viêm, giúp làm sạch cơ thể và hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy.
-
Trà bạc hà: Giúp giảm đau bụng và buồn nôn, hỗ trợ làm dịu cơ trơn trong đường tiêu hóa và cải thiện tình trạng tiêu chảy.
-
Cỏ nhọ nồi (cây cỏ mực): Có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và cầm tiêu chảy hiệu quả. Nó cũng có tác dụng chống viêm, giảm tình trạng viêm nhiễm ở đường ruột.
-
Nước dừa: Có chứa nhiều chất điện giải tự nhiên như kali, natri, giúp bù nước và điện giải bị mất do tiêu chảy, giảm nguy cơ mất nước nghiêm trọng.
-
Rễ cây cỏ tranh: Có tính thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm tiêu chảy.
Tuy nhiên, cần lưu ý các biện pháp dân gian chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế được thuốc, đặc biệt là nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, có máu trong phân.
Trà lá ổi giúp giảm tiêu chảy nhiễm khuẩn
Bổ sung men vi sinh
Bổ sung men vi sinh (probiotics) trong trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn không chỉ giúp giảm tiêu chảy mà còn giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột,
giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Men vi sinh có chứa lợi khuẩn (hoạt động tương tự như vi khuẩn tốt trong đường ruột). Theo Tổ chức Y tế thế giới, khi được bổ sung một lượng đủ lớn, men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột sau khi bị nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh để chiễm chỗ trong niêm mạc ruột, từ đó ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển và sinh sôi.
Vi khuẩn có lợi cũng sản xuất các hợp chất có tính kháng khuẩn, tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, khiến những vi khuẩn xấu này khó tồn tại và phát triển.
Không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, men vi sinh còn giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn tốt có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch trong niêm mạc ruột, bao gồm tế bào T, tế bào B và đại thực bào, từ đó tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Các lợi khuẩn còn giúp hỗ trợ sự phục hồi của hàng rào niêm mạc ruột, tái tạo niêm mạc ruột mới, hỗ trợ quá trình phục hồi sau nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp tiêu chảy do thuốc kháng sinh, bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh còn giúp phục hồi số lượng lợi khuẩn, tái lập hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ tái phát tiêu chảy và nhiễm trùng.
Như vậy, bổ sung men vi sinh trong trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn mang lại nhiều lợi ích thông qua cơ chế cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, cải thiện đáp ứng miễn dịch và điều hòa viêm.
Men vi sinh còn giúp phục hồi hàng rào niêm mạc ruột, đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của kháng sinh và ngăn ngừa tiêu chảy do kháng sinh.
Men vi sinh hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Nguyễn Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dieu-tri-tieu-chay-nhiem-khuan-4-phuong-phap-can-bo-tui-ngay-n27667.html
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bột men vi sinh MENBIO
Thành phần
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu
Công dụng
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP
Xem thêm: Bột men vi sinh MENBIO
|