Tình trạng táo bón không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
Bị táo bón nặng phải làm sao?
Để điều trị táo bón, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh ở từng trường hợp cụ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Các biện pháp khắc phục tình trạng khó đi vệ sinh, bên cạnh việc điều trị và giải quyết nguyên nhân, bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Tình trạng táo bón nặng có thể được giải quyết bằng các loại thuốc như: thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc làm mềm phân...
Các loại thuốc trên có tác dụng hỗ trợ tống phân ra bên ngoài dễ dàng, tuy nhiên thường đi kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn, do đó không sử dụng dài ngày.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng mà cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Thay đổi chế độ ăn uống
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả các loại nước ép trái cây. Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn và các loại nước có gas, nước ngọt.
Tăng cường các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như: hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, gạo lức, bánh mì đen…
Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ăn các loại thức ăn chế biến mềm như: cháo, súp...
Tránh các loại đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, mỳ ăn liền hoặc các chất kích thích như ớt cay hay hạt tiêu.
Một số nhóm thực phẩm có chứa nhiều magie có tác dụng tăng cường nhu động ruột như khoai lang, hạt kê, sữa, một số loại rau như rau đay, rau dền, mồng tơi, khoai sọ, chuối tiêu…
Không ăn quá nhiều đạm động vật, hoặc uống quá nhiều sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa giàu protein…
Kiêng ăn đồ chiên xào, nhiều giàu mỡ và chất béo không tốt cho động mạch, cũng như hệ thống tiêu hóa.
Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn
Việc trì hoãn đại tiện sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng, càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
Người bệnh cần xây dựng thói quen đi đại tiện khoa học như:
-
Đi vệ sinh vào một khung giờ mỗi ngày
-
Không nên nhịn mà đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu
-
Không đi quá lâu hay rặn quá mạnh
-
Không sử dụng điện thoại khi đi đại tiện.
Thụt hậu môn
Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi đại tiện không thể thực hiện, kể cả khi đã dùng thuốc nhuận tràng và thuốc làm mềm phân.
Cần nắm rõ thao tác thụt trước khi thực hiện, nhất là khi sử dụng cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi... để tránh tổn thương tới vùng hậu môn trực tràng.
Khi thụt hậu môn cho phụ nữ mang thai, cần đặc biệt cẩn trọng và thao tác nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Phẫu thuật
Một số tình trạng táo bón nặng có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật như ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ mãn tính.
Cải thiện và ngăn ngừa táo bón với men vi sinh
Men vi sinh (probiotics) giúp giảm táo bón bằng cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
Cân bằng hệ vi sinh: Probiotics giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, điều này làm cân bằng hệ vi sinh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Tăng cường chức năng đường ruột: Các vi khuẩn có lợi có thể kích thích chuyển động ruột, giúp đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn và ngăn ngừa táo bón.
Tăng sản xuất chất nhầy: Một số loại men vi sinh có thể giúp tăng cường sản xuất chất nhầy trong ruột, giúp làm mềm phân và dễ dàng hơn trong việc di chuyển qua ruột.
Giảm viêm: Probiotics có khả năng làm giảm viêm trong ruột, điều này giúp cải thiện tình trạng của hệ tiêu hóa và
giảm các triệu chứng táo bón mãn tính.
Cải thiện quá trình lên men: Vi khuẩn có lợi hỗ trợ quá trình lên men trong ruột, giúp phân mềm và dễ dàng đào thải.
Sử dụng men vi sinh đều đặn có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống đủ nước.
Men vi sinh có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn khi bị táo bón nặng, kéo dài.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-tao-bon-nang-keo-dai-n27435.html