Cảm cúm và cảm lạnh là hai vấn đề sức khỏe phổ biến. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh theo quan điểm của Đông y và Tây y để lựa chọn cách xử trí hiệu quả, an toàn, nhanh chóng.
Tìm hiểu cách điều trị cảm cúm và cảm lạnh
MỤC LỤC:
-
Cảm cúm và cảm lạnh theo quan điểm Đông y và Tây y
-
Những tiêu chí để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
-
Chăm sóc và điều trị cho người bị cảm cúm và cảm lạnh
|
Cảm cúm và cảm lạnh theo quan điểm Đông y và Tây y
Cảm cúm
- Đông y: Trong quan điểm Đông y, cảm cúm được coi là một loại bệnh do sự xâm nhập của lạnh và gió vào cơ thể, gây ra sự cản trở lưu thông khí huyết dẫn đến mệt mỏi, đau nhức.
- Tây y: Cảm cúm là một bệnh lây truyền do virus gây ra, chủ yếu là virus cúm A và B. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi và đau họng.
Cảm lạnh
- Đông y: Cảm lạnh được coi là một loại bệnh nhẹ, phát sinh do lạnh và ẩm thấp, gây ra sự cản trở lưu thông khí huyết và dẫn đến ngoại tà xâm nhập vào cơ thể.
- Tây y: Cảm lạnh cũng là một bệnh lây truyền, thường do các loại virus gây ra. Virus phổ biến gây cảm lạnh là rhinovirus. Triệu chứng bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và ít khi gây sốt.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh để điều trị kịp thời
Những tiêu chí để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Tuy 2 bệnh lý cảm lạnh và cảm cúm có nhiều biểu hiện chung, nhưng thực chất đây là hai vấn đề sức khỏe khác nhau từ nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng đến thời gian nhiễm bệnh.
Sự khác nhau về nguyên nhân gây cảm lạnh và cảm cúm
Cảm cúm là bệnh do một số chủng virus như virus cúm A, B và C gây ra. Trong đó, virus cúm A và B là phổ biến nhất. Cảm cúm thường lan truyền nhanh chóng qua tiếp xúc với các giọt nước bắn từ ho hoặc hắt hơi của người bị cảm cúm.
Về
nguyên nhân gây cảm lạnh, đây cũng là bệnh lây truyền do nhiễm virus. Tuy nhiên các chủng virus gây cảm lạnh khác với cảm cúm. Một số virus gây cảm lạnh phổ biến như rhinovirus, respiratory syncytial virus (RSV) và adenovirus. Rhinovirus là loại virus phổ biến nhất gây ra cảm lạnh, thường lan truyền qua tiếp xúc với các giọt nước bắn từ mũi hoặc miệng của người bị cảm lạnh.
Các chủng virus khác nhau là tác nhân gây cảm lạnh hay cảm cúm
Phân biệt qua dấu hiệu cảm cúm và cảm lạnh
Các
triệu chứng của cảm cúm bao gồm:
-
Sốt cao (thường từ 38°C trở lên)
-
Đau cơ và cơ bắp
-
Đau đầu
-
Mệt mỏi
-
Ho, đau họng
-
Đôi khi có thể gây ra viêm phổi hoặc viêm tai
Các triệu chứng của cảm lạnh bao gồm:
-
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
-
Hắt hơi
-
Đau họng, ho
-
Đau đầu, cơ bắp hoặc đau nhức nhẹ
-
Ít khi gây sốt
Như vậy, một số biểu hiện của cảm lạnh và cảm cúm có thể giống nhau như sốt, đau nhức mỏi cơ thể, ho, đau họng… nhưng mức độ lại khác nhau, phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố gây bệnh.
Thời gian mắc cảm lạnh và cảm cúm
- Cảm cúm: Triệu chứng của cảm cúm thường bắt đầu đột ngột và nhanh chóng sau khi tiếp xúc với virus, thường kéo dài khoảng 7 đến 14 ngày.
- Cảm lạnh: Cảm lạnh thường bắt đầu dần dần và nhẹ nhàng hơn, có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần.
Mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe
Cảm cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Một số trường hợp cảm cúm nặng có thể gây tử vong, đặc biệt ở những người già, trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
Trái với cảm cúm, cảm lạnh được coi là chứng bệnh nhẹ, có thể tự phục hồi mà không cần điều trị. Các triệu chứng của cảm lạnh không khiến người bệnh quá mệt mỏi và khó chịu nên đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi, bệnh sẽ tự thuyên giảm.
Tổng hợp những khác biệt của cảm lạnh và cảm cúm
Chăm sóc và điều trị cho người bị cảm cúm và cảm lạnh
Tuy bệnh cảm cúm và cảm lạnh có nhiều điểm khác nhau, nhưng phương pháp chăm sóc và điều trị lại có nhiều điểm tương đồng.
-
Nghỉ ngơi đủ: Cả người bị cảm cúm và cảm lạnh đều cần được nghỉ ngơi đủ để tập trung năng lượng cho việc tiêu diệt virus và phục hồi sau cảm.
-
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Cảm có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn. Hãy cố gắng ăn uống đủ chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh cảm. Một số món ăn dinh dưỡng dễ ăn như cháo thịt bằm cùng việc bổ sung hoa quả, các vitamin từ rau củ là cần thiết để mau phục hồi.
-
Uống đủ nước: Uống đủ nước, đặc biệt với người bị cảm cúm, giúp giảm mệt mỏi.
-
Sử dụng thuốc Tây y: Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu bị sốt cao (đặc biệt với ngươi bị cảm cúm). Nếu có các triệu chứng nặng, cần đưa người bị cảm đến ngay cơ sở y tế uy tín để điều trị.
-
Sử dụng thuốc Đông y: Như đã trình bày, theo quan điểm đông y, thực chất cả cảm cúm và cảm lạnh đều do nhiễm lạnh. Các bài thuốc đông y tập trung phát tán phong hàn từ đó loại bỏ nguyên nhân và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh cảm. Do đó, dù là cảm cúm hay cảm lạnh, người bệnh đều có thể cân nhắc sử dụng bài thuốc Đông y để điều trị bệnh sớm.
Một số bài thuốc Đông y giải cảm hiệu quả (ví dụ như
Giải Cảm Nhất Nhất và
Siro cảm Nhất Nhất) đã được bào chế thành các dạng tiện dụng và phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Do đó, người bệnh cảm có nhu cầu sử dụng thuốc cảm an toàn và hiệu quả có thể tìm mua dễ dàng và rất tiện sử dụng.
Hiểu rõ sự khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh có thể giúp mọi người nhận biết và xử lý tình trạng sức khỏe của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc kéo dài, luôn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
DS. Trần Bích
Theo Giáo dục & CUộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/huong-dan-phan-biet-de-dieu-tri-cam-cum-va-cam-lanh-n23915.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Thành phần:
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định:
Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên.
Xem thêm: https://nhatnhat.com/giai-cam-nhat-nhat.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP TPBVSK
Siro Cảm Nhất Nhất
Thành phần:
4,5g cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với::
1. Cát căn (Radix Puerariae thomsonii) 6 g
2. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 6 g
3. Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 5 g
4. Thạch cao (Gypsum fibrosum) 5 g
5. Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori) 4 g
6. Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 4 g
7. Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 3 g
8. Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 2 g
9. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 1 g
Phụ liệu: Đường ngô, Maltodextrin, Hương cam tổng hợp, Nước ép chanh tự nhiên Fresh lemon concentrate, Xanthan gum, Sodium benzoate, Nước uống được vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng:
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.
Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Xem thêm: https://nhatnhat.com/siro-cam-nhat-nhat.html
|