Chướng bụng đầy hơi là cảm giác căng tức, khó chịu do tăng áp lực vùng bụng. Một số trường hợp người bệnh có thể thấy bụng chướng to lên đáng kể.
Cảm giác khó chịu vùng bụng tiến triển dần dần từ nhẹ, trung bình đến đau dữ dội, thường biến mất sau một thời gian.
Tình trạng này thường liên quan tới rối loạn tiêu hóa, đôi khi có thể do thay đổi hormone theo chu kỳ.
Hầu hết các trường hợp chướng bụng đầy hơi đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại trong thời gian kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Có khoảng từ 10 – 25% người khỏe mạnh từng phàn nàn về dấu hiệu chướng bụng gặp phải. Trong đó có 90% đầy hơi kéo dài có liên quan tới hội chứng ruột kích thích (IBS).
Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi
Đầy hơi chướng bụng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như dạ dày và ruột tăng sinh hơi,
rối loạn tiêu hóa gây táo bón, chậm tiêu kéo dài hoặc do chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, khiến thức ăn tích tụ lại trong dạ dày, ruột.
Tình trạng này có thể xảy ra do tác động của yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý tại đường tiêu hóa.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Ăn nhiều đồ ăn khó tiêu hóa: tiêu thụ quá nhiều đồ chiên rán, tinh bột hay ăn nhiều đồ ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều xơ bã có thể khiến dạ dày không kịp tiêu hóa và gây tình trạng đầy bụng do thức ăn tích tụ lại trong cơ thể.
Thói quen ăn uống không tốt: ăn quá nhanh, quá no, không nhai kỹ thức ăn, xem tivi, điện thoại hay làm việc khác trong lúc ăn.
Ăn uống không đúng bữa hay bỏ bữa thường xuyên
Đi nằm hoặc làm việc, lao động ngay sau khi ăn
Căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, gây chậm tiêu và đầy bụng, chướng hơi.
Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, nước ngọt hay các loại đồ uống kích thích.
Do bệnh lý tiêu hóa
Một số bệnh lý dạ dày và ruột có thể gây ra triệu chứng khó tiêu, chướng bụng như:
-
Viêm loét đại tràng cấp và mãn tính;
-
Hội chứng ruột kích thích;
-
Tắc ruột hoặc bán tắc ruột;
-
Bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản,...;
-
Bệnh Celiac.
Đầy hơi chướng bụng uống thuốc gì?
Để trả lời cho câu hỏi bị đầy hơi, chướng bụng uống thuốc gì, điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả nhất.
Một số các thuốc thường được kê đơn để điều trị vấn đề này bao gồm:
-
Thuốc chống axit: Có tác dụng làm trung hòa axit dịch vị trong dạ dày và giảm triệu chứng đầy hơi hiệu quả. Loại thuốc này phù hợp với những trường hợp bị đầy hơi chướng bụng do thừa axit dịch vị.
-
Thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày: Dạ dày co bóp kém có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thức ăn và làm tăng nguy cơ đầy hơi chướng bụng. Một số loại thuốc có tác dụng điều hòa sự co bóp của dạ dày, giúp quá trình đẩy thức ăn xuống ruột già hiệu quả hơn và từ đó hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
-
Nhóm thuốc ức chế proton: Không những giúp giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, nhóm thuốc này còn giúp điều hòa sản sinh dịch vị trong dạ dày rất hiệu quả.
Các biện pháp điều trị đầy hơi, chướng bụng tại nhà
Trong phần lớn trường hợp, đầy hơi chướng bụng là một vấn đề tức thời, không kéo dài và có thể cải thiện dễ dàng tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Một số mẹo giúp cải thiện tiêu hóa,
giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng cực dễ thực hiện và không cần sử dụng thuốc mà bạn có thể áp dụng như:
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa
Các thực phẩm giàu chất xơ cũng như vitamin và khoáng chất như rau xanh và trái cây rất tốt cho người bị đầy bụng chướng hơi.
Chúng bao gồm đậu nành, đậu hà lan, bí đỏ, ổi, dâu, lựu, cà rốt, cải xanh, bột yến mạch, bắp, củ dền, chuối, hạt hướng dương, hạt chia, khoai lang, táo…
Đây là các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện và đào thải độc tố tích lũy bên trong cơ thể ra ngoài.
Ngoài ra, chất xơ còn có vai trò điều hòa vi khuẩn đường ruột, giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau, tức bụng khi khó tiêu.
Sử dụng các loại nước trị khó tiêu, đầy hơi
Một số loại nước ép và trà được cho là có khả năng kích thích hoạt động dạ dày, hạn chế hấp thu chất béo và giảm nhanh triệu chứng chướng bụng như nước lọc, trà gừng, các loại trà thảo mộc, nước atiso, nước ép thơm dứa, giấm táo, trà chanh mật ong, nước gừng…
Tuy nhiên không nên uống quá nhiều mà chỉ uống một lượng vừa phải trong ngày tránh gây tình trạng cồn cào, nôn nao khó chịu.
Trà chanh nóng có thể giúp cải thiện tiêu hóa, giảm chướng bụng
Các hoạt động cải thiện chức năng hệ tiêu hóa
Có rất nhiều cách tác động có thể giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, giảm sinh hơi và cải thiện tình trạng hơi tích tụ trong bụng gây căng chướng.
Bạn có thể thực hiện các cách như: chườm ấm bụng, massage vòng quanh bụng, nằm kê gối cao, đi bộ nhẹ nhàng hay thực hiện các bài tập yoga.
Tác động vào bụng theo một lực phù hợp có thể giúp kích thích huyệt đạo, cải thiện lưu thông khí huyết từ đó thúc đẩy hoạt động của dạ dày, ruột.
Thực hiện đều đặn thường xuyên 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng ì ạch biến mất hoàn toàn.
Một số lưu ý dành cho người bị đầy bụng xì hơi liên tục
Bên cạnh việc dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà, để có thể nhanh chóng cải thiện và ngăn tái phát, người bệnh cần lưu ý những điểm sau đây:
Hạn chế ăn mặn để tránh gây tích nước làm tăng nguy cơ chướng hơi đầy bụng.
Khi đang bị chướng hơi đầy bụng, nên tránh tiêu thụ sữa và đồ ăn từ sữa vì có thế khiến triệu chứng nặng hơn.
Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa hơn; không nên chế biến những món ăn quá phức tạp, nhiều dầu mỡ.
Nên ăn các món thanh đạm, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp...
Nghỉ ngơi nhiều hơn và đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh căng thẳng lo âu.
Không dùng rượu bia, nước ngọt, đồ uống có gas, chất kích thích cho đến khi tiêu hóa trở lại bình thường.
Làm thế nào để phòng tránh đầy hơi, chướng bụng
Để đảm bảo tiêu hóa tốt và ổn định, không có tình trạng đầy bụng, khó chịu, một số nguyên tắc mà bạn cần nắm là:
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho dạ dày: ăn đúng bữa, không bỏ bữa, không ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ; đặc biệt không làm việc khác song song trong bữa ăn.
Đi lại nhẹ nhàng sau mỗi khi ăn no, tuyệt đối không nằm hay làm việc ngay.
Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải và tạo phân dễ dàng hơn.
Không ăn thực phẩm sống hay tái, đồ ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn quá hạn, luôn luôn đảm bảo ăn chín uống sôi.
Hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu như đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, rượu bia và các chất kích thích.
Bổ sung các chế phẩm men vi sinh cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và hấp thu tốt.
Giữ tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
Đi thăm khám định kỳ mỗi 3-6 tháng để chủ động cho sức khỏe bản thân.
Thuốc Đại tràng Đông y - Cải thiện đầy bụng khó tiêu do bệnh đại tràng
90% các trường hợp chướng bụng, đầy hơi có liên quan tới bệnh đại tràng như viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích hay liệt tắc ruột.
Để điều trị các bệnh lý tại đại tràng, Đông y quan niệm cần tác động trực tiếp vào cả nguyên nhân và triệu chứng bệnh, như vậy hiệu quả mới được lâu dài.
Do vậy mà việc dùng thuốc thường sử dụng các vị thuốc chủ về giải độc, đào thải độc tố, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ thận gan, hồi phục chức năng nội tạng.
Thuốc Đại tràng Đông y ngày nay được sản xuất với nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, dây chuyền và công nghệ bào chế hiện đại, thực hiện tại nhà máy đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP-WHO.
Việc sử dụng thuốc là giải pháp điều trị cho các bệnh lý như viêm đại tràng, tiêu chảy,
rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.
Hiện thuốc đã có mặt tại nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc, dạng viên nén thuận tiện khi sử dụng, người bị đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/day-hoi-chuong-bung-uong-thuoc-gi-thi-hieu-qua-va-an-toan-n27567.html