Nghẹt mũi do viêm xoang gây khó thở, dẫn đến khó ngủ và mệt mỏi. Có nhiều cách thông mũi, giảm nhanh nghẹt mũi do viêm xoang bạn có thể áp dụng.
Tìm hiểu cách giảm nhanh nghẹt mũi do viêm xoang
MỤC LỤC:
-
Nguyên nhân và cơ chế gây nghẹt mũi do viêm xoang
-
Nhận biết triệu chứng nghẹt mũi do viêm xoang
-
Các giải pháp thông mũi, giảm nghẹt mũi do viêm xoang
|
Nguyên nhân và cơ chế gây nghẹt mũi do viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong các xoang mặt, gây ra hiện tượng tắc nghẽn và làm giảm khả năng lưu thông không khí qua mũi.
Khi niêm mạc xoang bị viêm, chúng sẽ tiết ra dịch nhầy, dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi. Đặc biệt, khi dịch nhầy không thể thoát ra ngoài, sẽ bị tích tụ trong các xoang, làm cho mũi trở nên tắc nghẽn và khó thở.
Ngoài ra, viêm xoang còn làm tăng kích thước của các mô niêm mạc trong mũi, từ đó gây thêm sự cản trở trong việc lưu thông không khí.
Mô phỏng hình ảnh xoang bình thường và viêm xoang
Nhận biết triệu chứng nghẹt mũi do viêm xoang
Nghẹt mũi có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, tắc nghẽn mũi do dị vật…
Nếu nguyên nhân là do viêm xoang, thường có các triệu chứng sau:
-
Nghẹt mũi kéo dài: Đây là triệu chứng chính, khi niêm mạc mũi bị sưng và viêm, khiến đường thở bị tắc nghẽn, gây khó khăn khi thở qua mũi. Nghẹt mũi thường kéo dài, đặc biệt vào buổi sáng khi thức dậy.
-
Đau và áp lực mặt: Cảm giác đau hoặc nặng ở vùng mặt, đặc biệt là quanh mắt, má, và trán, do sự tích tụ dịch viêm trong các xoang. Đau tăng lên khi cúi đầu hoặc khi thay đổi tư thế.
-
Dịch mũi đặc, có mùi: Viêm xoang gây ra dịch mũi đặc, có thể là mủ xanh hoặc vàng, kèm theo mùi hôi khó chịu. Dịch mũi có thể chảy xuống họng gây cảm giác vướng víu hoặc ho.
-
Khó thở qua mũi: Viêm xoang gây sưng niêm mạc mũi, làm hẹp lối thở và gây cảm giác khó thở, đặc biệt khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm.
-
Giảm khả năng ngửi: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ngửi mùi hoặc hoàn toàn mất khả năng ngửi do nghẹt mũi và sưng niêm mạc.
-
Đau đầu: Viêm xoang có thể gây đau đầu, đặc biệt là đau đầu ở vùng trán, quanh mắt, hoặc phía sau đầu. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường tăng khi thay đổi tư thế.
-
Ho khan, khó ngủ: Ho thường xuyên do dịch mũi chảy xuống cổ họng, kích thích ho và làm gián đoạn giấc ngủ.
Nhận biết dấu hiệu nghẹt mũi do viêm xoang
Các giải pháp thông mũi, giảm nghẹt mũi do viêm xoang
1. Xịt mũi, rửa mũi
2. Dùng thuốc giảm nghẹt mũi
Các thuốc xịt mũi hoặc thuốc uống chứa thành phần giảm viêm và thông mũi như oxymetazoline hoặc pseudoephedrine có thể giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
3. Sử dụng thuốc kháng viêm và kháng sinh (theo chỉ định bác sĩ)
Khi viêm xoang có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị, giúp giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
4. Xông hơi với tinh dầu
Sử dụng tinh dầu bạc hà, khuynh diệp hoặc tràm để xông hơi giúp làm giãn nở mạch máu, giảm viêm và thông mũi. Xông hơi cũng giúp làm loãng đờm, giúp thở dễ dàng hơn.
Để xông hơi, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng, cúi mặt gần bát nước nóng để hít ngửi hơi nước bay lên.
Tắm nước nóng cũng có tác dụng tương tự, giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn do viêm xoang.
5. Uống nước ấm
Uống nhiều nước giúp làm giảm khô mũi, nhờ đó sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang.
6. Nghỉ ngơi
Có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố quan trọng để cơ thể phục hồi.
7. Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và các dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và giảm viêm xoang. Tránh các thực phẩm gây kích ứng như sữa, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc gia vị cay.
8. Massage vùng mũi và xoang
Massage nhẹ nhàng vùng mũi xoang và quanh mắt giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giãn nở các mạch máu và giảm tắc nghẽn. Bạn có thể sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để massage theo vòng tròn ở khu vực xung quanh mũi, trán và má, đặc biệt là tại các vị trí xoang bị tắc. Phương pháp này
giúp giảm đau và thông thoáng mũi hiệu quả.
9. Sử dụng xịt mũi xoang từ thảo dược
Có nhiều loại thảo dược giúp thông mũi, giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả như bạch chỉ, thương nhĩ tử, ngũ sắc…
Từ các thảo dược này, các chuyên gia đã nghiên cứu bào chế thành công sản phẩm dung dịch xịt mũi xoang từ thảo dược, dùng tốt cho người bị viêm xoang cấp và mãn tính.
Dung dịch xịt mũi xoang từ thảo dược hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách sử dụng đơn giản: Xịt 1-2 nhịp xịt/lần mỗi bên mũi, 3-4 lần/ngày.
Dung dịch xịt mũi xoang từ thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị nghẹt mũi do viêm xoang có thể tham khảo sử dụng.
Nguyễn Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nghet-mui-do-viem-xoang-9-giai-phap-thong-mui-nhanh-chong-n29474.html
Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất
Giúp thông mũi, giảm nhanh hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Dùng tốt cho các đối tượng bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Thành phần
Bạch chỉ, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc, Natri benzoate, Natri chloride, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng
Hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách sử dụng
Xịt 1-2 nhịp xịt/lần mỗi bên mũi, 3-4 lần/ngày
Cảnh báo và thận trọng
Không dùng cho người quá mẫn cảm với các thành phần của dung dịch.
Không dùng sản phẩm sau khi mở quá 15 ngày.
Không dùng sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 chai x 15ml
https://nhatnhat.com/xit-mui-xoang-nhat-nhat.html
|