Rối loạn tiền đình là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị các loại bệnh gây ra rối loạn tiền đình thường gặp.
Nhận biết được nguyên nhân gây rối loạn tiền đình sẽ có hướng điều trị sớm và phù hợp
Rối loạn tiền đình là gì?
Tai trong và não của bạn có sự liên kết giúp bạn giữ thăng bằng khi đi bộ, đứng dậy hay đi trên bề mặt gồ ghề. Đây được gọi là hệ thống tiền đình.
Nếu một bệnh hoặc chấn thương làm ảnh hưởng tới hệ thống này sẽ dẫn tới rối loạn tiền đình. Chóng mặt và dễ mất cân bằng là triệu chứng phổ biến nhất khi bị rối loạn tiền đình nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng tới thính giác và thị giác của người bệnh.
Rối loạn tiền đình nguyên nhân do đâu?
Đầu tiên nên hiểu rằng cơ thể con người duy trì sự cân bằng bằng thông tin cảm giác từ ba hệ thống:
-
Tầm nhìn
-
Cảm ứng ở bàn chân, thân và cột sống
-
Hệ thống tiền đình
Đầu vào cảm giác từ ba hệ thống được tích hợp và não bộ xử lý. Đáp lại, thông điệp phản hồi được gửi tới mắt giúp duy trì tầm nhìn ổn định và đến các cơ giúp duy trì tư thế và trạng thái thăng bằng.
rối loạn tiền đình
Hệ thống tiền đình gồm tai trong và não bộ
Hệ thống tiền đình khỏe mạnh sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy về định hướng không gian. Tín hiệu hỗn hợp từ tầm nhìn hoặc từ thân thể có thể không đảm bảo.
Hệ tiền đình có vai trò quan trọng trong việc đón nhận thông tin để não bộ giữ trạng thái cân bằng cho cơ thể. Vì thế khi bị rối loạn tiền đình, hệ thống này không giải quyết được những xung đột dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và mất cân bằng.
Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiền đình thường gặp nhất là do:
-
Chấn thương sọ não
-
Quá trình lão hóa
-
Nhiễm virus
Một số bệnh, di truyền hoặc môi trường cũng làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình.
Một số loại bệnh rối loạn tiền đình thường gặp – Triệu chứng và cách điều trị
1. Bệnh chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
Bệnh chóng mặt lành tính do tư thế gây cảm giác choáng váng khi thay đổi vị trí
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh chóng mặt khi thay đổi vị trí, gây ra cảm giác choáng váng khiến bạn xoay tròn và mất cân bằng. Bệnh xảy ra khi các tinh thể canxi nhỏ ở một phần tai di chuyển tới một khu vực mà chúng không nên ở đó. Hậu quả là tai trong thông tin tới não bộ rằng bạn đang di chuyển trong khi bạn không thực sự di chuyển.
2. Viêm mê đạo tai
Đây là một bệnh nhiễm trùng tai trong. Nguyên nhân do một cấu trúc mỏng manh nằm sâu bên trong tai gọi là mê đạo bị viêm. Hậu quả viêm không chỉ ảnh hưởng tới thính giác và sự cân bằng mà người bệnh còn bị đau tai, ù tai, xuất hiện mủ hoặc chất lỏng từ tai, buồn nôn và sốt cao.
Cách điều trị: Nếu viêm mê đạo tai do vi khuẩn, điều trị bệnh phải sử dụng kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh dùng steroid để giảm viêm hoặc một loại thuốc khác giúp chống nôn và chóng mặt.
3. Viêm dây thần kinh tiền đình
Viêm dây thần kinh tiền đình dẫn tới chóng mặt, buồn nôn và khó đi lại
Nhiễm virus ở một bộ phận khác trong cơ thể như thủy đậu hoặc sởi có thể gây ra rối loạn ảnh hưởng tới dây thần kinh gửi âm thanh và cân bằng thông tin từ tai trong tới não của bạn.
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
-
Chóng mặt đột ngột
-
Buồn nôn, nôn
-
Đi lại khó khăn
Cách điều trị: Để điều trị viêm dây thần kinh tiền đình, bác sĩ có thể cho thuốc để loại bỏ hết các loại virus gây ra bệnh.
4. Bệnh Meniere
Những người mắc chứng rối loạn này có thể bị chóng mặt, ù tai (tiếng ù, ầm trong tai), mất thính giác và cảm giác đầy trong tai. Điều này có thể gây ra bởi có quá nhiều chất lỏng trong tai trong, do virus, dị ứng hoặc phản ứng tự miễn dịch. Bệnh có thể làm mất thính lực trở nên tệ hơn theo thời gian và dẫn tới điếc trong một số trường hợp.
Cách điều trị: Thay đổi lối sống có thể giảm bớt ảnh hưởng bởi bệnh – như cắt giảm muối, caffein và rượu. Dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng bệnh. Trong một số ít trường hợp, người bệnh cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng của bệnh. Các bộ phận của tai trong bị ảnh hưởng bị cắt hoặc loại bỏ để ngừng gửi tín hiệu cân bằng sai tới não.
5. Lỗ rò Perilymphatic (PLR)
Bệnh PLR là do vết rách hoặc khiếm khuyết giữa tai giữa và tai trong chứa đầy chất lỏng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt và dễ gây mất thính giác. Bệnh có thể do dị tật bẩm sinh hoặc có thể do tăng áp lực trong tai, chấn thương đầu hoặc nâng vật nặng.
Cách điều trị: Phẫu thuật có thể giúp sửa chữa lỗ rò perilymph. Có thể lấy mô từ bên ngoài tai của bạn để lấp vào phần lỗ rò bị rách gây ra.
6. Chứng đau nửa đầu tiền đình
Nếu não bộ gửi tín hiệu sai tới hệ thống cân bằng của bạn có thể dẫn tới đau đầu dữ dội, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, mất thính giác và ù tai. Một số người còn cho rằng họ bị mờ mắt.
Nếu bạn bị đau nửa đầu thường xuyên, bác sĩ có thể cho bạn loại thuốc để ngăn ngừa bệnh. Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp ích.
7. Thiếu máu não – Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình dễ bị bỏ qua
Thiếu máu não – Căn nguyên bệnh rối loạn tiền đình dễ bị bỏ qua
Tuy có nhiều bệnh và yếu tố dẫn tới rối loạn tiền đình nhưng bị
thiếu máu não được xem là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng lại hay bị bỏ qua. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có thể kèm theo các triệu chứng bệnh như: đau mỏi vai gáy, đau đầu, đau cứng cổ, tê bì chân tay,…
Hướng mới trong điều trị rối loạn tiền đình bằng bài thuốc Đông y
Người bệnh rối loạn tiền đình nên áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng cách tăng cường tuần hoàn não.
Tăng lưu lượng máu lên não giúp tăng oxy, dưỡng chất giúp não bộ được nuôi dưỡng tốt hơn, đào thải các chất độc và phục hồi chức năng tốt. Từ đó giúp hệ thống tiền đình hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng thuốc Đông y thông thường thì khó có được hiệu quả. Dù hiếm nhưng hiện nay vẫn có một số bài thuốc Đông y bí truyền hiệu quả vượt trội như bài thuốc hoạt huyết của một lương y ở Tây Nguyên. Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 tiện dụng.
Minh Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
• Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, suy giảm trí nhớ do thiếu máu lên não?
• Đau nhức, mỏi vai gáy do thiếu máu đến vai gáy?
• Đau mỏi, tê bì chân tay do thiếu máu đến các chi?
• Xơ vữa động mạch, tai biến?
Đã có Hoạt Huyết Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thành phần: (cho một viên nén)
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với: Đương quy 1500mg; Ích mẫu 1500mg; Ngưu tất 1500mg; Thục địa 1500mg; Xích thược 750mg; Xuyên khung 750mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết.
Chỉ định:
• Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
• Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
• Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
• Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Lưu ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 10 -15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Chống chỉ định:
• Phụ nữ có thai
• Người đang chảy máu
• Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
• Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
• Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30 độ C.
Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt TCCS
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0476/2017/XNQC/QLD
Số giấy đăng ký lưu hành: VD-25956-16
|