Ra mồ hôi tay chân là nỗi khổ, gây phiền toái lớn đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Vậy ra mồ hôi tay chân là bệnh gì, điều trị như thế nào?
Ra mồ hôi tay chân khó điều trị dứt điểm
Ra mồ hôi chân tay là bệnh gì?
Bệnh ra mồ hôi tay chân là tình trạng đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân liên tục, mọi lúc mọi nơi, mọi thời tiết và nhiệt độ môi trường dù không làm việc hoặc tập luyện nặng nhọc.
Theo y học hiện đại, bệnh này còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật. Đổ mồ hôi tay chân tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng khiến cho họ vô cùng khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn tới công việc, sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
>> Xem thêm Tay chân lạnh là bị gì? Tại sao cần phải cảnh giác?
Ra mồ hôi tay chân gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh
Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân
Đổ mồ hôi tay chân nguyên phát do rối loạn hệ thần kinh thực vật thường gặp từ nhỏ và kéo dài suốt cuộc đời. Trường hợp này, tình trạng đổ mồ hôi thường chỉ khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân chứ không bị ở các bộ phận khác. Bệnh xuất hiện từ khi còn nhỏ, nặng nề hơn ở giai đoạn dậy thì và thường kéo dài suốt đời.
Đổ mồ hôi thứ phát thường gây ra tình trạng đổ môi hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân thứ phát như:
Thiếu vitamin và chất khoáng
Việc thiếu hụt các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất do người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ra mồ hôi tay, chân vào mùa lạnh.
Bệnh cường giáp
Những phản ứng trao đổi chất trong bệnh cường giáp sẽ bị rối loạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo, tạo ra nhiều nhiệt và cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn. Trường hợp bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân do bệnh cường giáp thì thường có biểu hiện đi kèm như: hay hồi hộp, đánh trống ngực, run tay, sụt cân nhanh, mắt lồi,...
>> Xem thêm Tình trạng đổ mồ hôi lạnh sau Covid-19 phải làm sao?
Nhiễm độc
Do tính chất công việc hay một số nguyên nhân nào đó khiến cho cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại từ nước, không khí, môi trường ô nhiễm,... khiến cho cơ thể bị nhiễm độc. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi nhằm đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Do một số vấn đề khác
Do nhiệt độ quá thấp, bỏng lạnh, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, lao phổi,
suy nhược cơ thể...
Những biểu hiện của bệnh ra mồ hôi lòng bàn tay chân
Bệnh ra mồ hôi tay chân thường có các biểu hiện sau:
-
Lòng bàn tay, bàn chân luôn ướt đẫm mồ hôi, lạnh, nhợt nhạt, chân có mùi hôi. Trường hợp nặng, mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể nhiều đến mức nhỏ giọt.
-
Đổ mồ hôi ở một số vị trí khác như nách, trán, đầu…
-
Tình trạng đổ mồ hôi tay chân thường xảy ra nhiều hơn khi gặp phải tình trạng căng thẳng, lo âu hoặc giận dữ…
Điều trị ra mồ hôi chân tay chân như thế nào?
Bệnh ra mồ hôi tay chân là bệnh do rối loạn hệ thần kinh thực vật nên không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể giảm được cả tần suất và mức độ ra mồ hôi tay chân, giúp người bệnh không còn càm thấy phiền toái hay bất tiện trong công việc, sinh hoạt và giao tiếp.
Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây. Các phương pháp này đều đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả nhất định.
Chống tiết mồ hôi tại chỗ
Hiện nay đã có nhiều sản phẩm dạng bột, dạng xịt hay gel bôi có chứa muối nhôm để bôi trực tiếp lên lòng bàn tay, lòng bàn chân để hạn chế tiết mồ hôi tại chỗ. Phương pháp điều trị này đơn giản, có hiệu quả nhanh nhưng tác dụng ngắn, chỉ điều trị triệu chứng chứ không tác động vào nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc bột điều trị ra mồ hôi tay chân
Điện di ion
Điện di ion cũng là phương pháp điều trị ra mồ hôi tay chân tại chỗ nhưng dùng dòng điện để vô hiệu hóa các tuyến mồ hôi tạm thời. Đây là phương pháp có hiệu quả cao nhưng có nhược điểm là tốn thời gian, mỗi lần điều trị mất từ 20 – 40 phút, cần lặp lại 3 – 4 lần/tuần rồi giảm xuống 1 lần/tuần duy trì lâu dài. Khi thực hiện điện di có thể bị khô, ngứa, châm chích da, bỏng điện…
Cắt hạch giao cảm
Trước đây có cắt hạch giao cảm thắt lưng để chữa mồ hôi chân nhưng vì biến chứng nghiêm trọng nên không còn được áp dụng. Hiện nay chỉ còn phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực để điều trị mồ hôi tay. Mặc dù ít rủi ro hơn và hiệu quả khá tốt, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ như đổ mồ hôi bù trừ, tràn dịch màng phổi, đau ngực, sụp mí mắt… nên cần thận trọng.
Cắt hạch giao cảm điều trị ra mồ hôi tay chân tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Điều trị ra mồ hôi tay chân bằng thuốc Đông y
Có một phương pháp khác hiệu quả hơn trong việc chữa trị chứng ra mồ hôi tay đó là tìm về căn nguyên gây bệnh để điều trị.
Đông y nhận định chứng ra mồ hôi tay là do cơ thể suy nhược, khí hư mà thành. Vì vậy, việc sử dụng các bài thuốc bổ giúp điều chỉnh lại trạng thái suy nhược của cơ thể sẽ có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Trong các bài thuốc chữa suy nhược, hiệu quả cao, được đánh giá tốt nhất là bài thuốc Thập toàn đại bổ. Thập toàn đại bổ gồm 10 vị thuốc được phối ngũ một cách hoàn hảo giúp tăng cường tuần hoàn, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ khí huyết.
Bài thuốc có thể dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn,
da xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, phụ nữ mới sinh cần bồi bổ sức khỏe.
Người bị ra mồ hôi tay chân kèm theo các dấu hiệu cơ thể suy nhược, thiểu năng tuần hoàn, có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Thập toàn đại bổ để sử dụng an toàn và hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu ứng dụng, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Ds. Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/phuong-phap-dieu-tri-ra-mo-hoi-tay-chan-hieu-qua-nhung-it-nguoi-biet-n6616.html
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất
Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:
• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,
• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;
• Phụ nữ mới sinh
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Thành phần: cho 1 viên nén bao phim
Cao khô hỗn hợp dược liệu 660mg tương đương:
1. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephaloe) 275mg,
2. Đảng sâm (Radix Colonopsis pilosulae) 413mg,
3. Phục linh (Poria) 220mg,
4. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 220mg,
5. Đương quy (Radix Anglicae sinensis) 275mg,
6. Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 220mg,
7. Bạch thược (Radix Paeoniae alba) 275mg,
8. Thục địa (Radix Rehmanniae praeparata) 413mg,
9. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 413mg
10. Quế vỏ (Cortex Cinnamomi) 275mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh
Liều dùng – Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020
|