Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh (thường từ 45 tuổi trở lên) sẽ trải qua sự suy giảm tự nhiên của estrogen và progesterone, dẫn đến kinh nguyệt không đều và cuối cùng là sự chấm dứt hoàn toàn chu kỳ kinh nguyệt.
Stress kéo dài
Khi bạn chịu áp lực, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol, điều này có thể gây mất cân bằng các hormone sinh dục như estrogen và progesterone, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Việc thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các vitamin nhóm B và omega-3, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone trong cơ thể.
Tăng hoặc giảm cân đột ngột
Cả việc giảm cân quá nhanh và tăng cân quá mức đều có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone trong cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh lý tuyến giáp
Suy giáp hoặc cường giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone trong cơ thể và gây rối loạn kinh nguyệt.
Sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc điều hòa nội tiết
Thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc nội tiết có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Khi bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng sau:
-
Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ có thể dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường, đôi khi thậm chí là không có kinh nguyệt trong vài tháng.
-
Kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều: Lượng máu trong kỳ kinh có thể thay đổi, có thể ra ít hoặc nhiều bất thường.
-
Đau bụng kinh: Các cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hoặc kéo dài hơn so với bình thường.
-
Rối loạn khí hậu (nóng bừng): Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thường gặp phải triệu chứng nóng bừng, đổ mồ hôi ban đêm.
-
Thay đổi tâm lý: Cảm giác lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm có thể gia tăng do sự suy giảm nội tiết tố.
-
Khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục: Estrogen suy giảm có thể gây khô âm đạo và giảm cảm giác ham muốn tình dục.
Một số cách giúp điều hòa kinh nguyệt
Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt do suy giảm nội tiết tố phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng hormone. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Điều trị các bệnh lý liên quan
Nếu suy giảm nội tiết, rối loạn kinh nguyệt là do các bệnh lý tuyến giáp, u nang buồng trứng, hoặc các vấn đề khác gây ra, bạn cần điều trị căn nguyên bệnh lý đó để cải thiện tình trạng kinh nguyệt.
Điều chỉnh lối sống
-
Chế độ ăn uống cân đối: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như vitamin B, vitamin D, omega-3, và các khoáng chất. Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ và protein có thể giúp cân bằng hormone.
-
Tập thể dục đều đặn: Các bài tập như yoga, đi bộ, và thiền có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự cân bằng hormone.
-
Giảm stress: Các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động giải trí sẽ giúp cơ thể bạn giảm bớt tác động tiêu cực của stress lên hormone.
Dinh dưỡng cân bằng là chìa khóa giúp chị em có cơ thể khỏe mặt
Sử dụng liệu pháp hormone (HRT)
Nếu bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hormon thay thế (HRT) để bổ sung estrogen và progesterone.
Điều này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng liên quan đến sự thiếu hụt nội tiết tố.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều hòa nội tiết
Một số thảo dược tự nhiên như mâm xôi, đương quy, hoặc cây cỏ tranh có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ sự sản xuất hormone trong cơ thể.
Lưu ý khi điều hòa kinh nguyệt tại nhà
Việc điều trị tại nhà được rất nhiều chị em áp dụng vì thuận tiện, an toàn, dễ thực hiện mà hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, một số lưu ý dành cho chị em là:
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu
Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều hòa kinh nguyệt nào tại nhà, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có dấu hiệu bất thường hoặc kéo dài.
Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thảo dược
Một số loại thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc khác bạn đang sử dụng hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Không ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt hay dầu mỡ vì chúng có thể ảnh hưởng đến cân nặng và gây rối loạn hormone.
Bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và protein từ thực vật hoặc động vật.
Duy trì thói quen tập thể dục vừa phải
Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và điều hòa kinh nguyệt.
Kiểm soát căng thẳng và áp lực
Việc tạo thói quen thư giãn bằng thiền, hít thở sâu, hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích sẽ giúp giảm căng thẳng, từ đó cân bằng lại hormone và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Duy trì giấc ngủ đều đặn
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng hormone. Mất ngủ hoặc giấc ngủ không chất lượng có thể làm giảm khả năng sản xuất estrogen và progesterone, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Việc ghi chép lại ngày bắt đầu và kết thúc kỳ kinh, mức độ ra máu, và các triệu chứng đi kèm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ của mình và dễ dàng trao đổi với bác sĩ nếu cần.
Lắng nghe cơ thể và cảnh giác với dấu hiệu bất thường
Nếu có triệu chứng như đau bụng dữ dội, chảy máu kéo dài, chu kỳ kinh nguyệt bị mất hoàn toàn hoặc thay đổi đáng kể, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ ngay lập tức.
Viên uống hỗ trợ cải thiện nội tiết tố - giảm triệu chứng do suy giảm nội tiết
Từ các thảo dược tốt cho sức khỏe và nội tiết tố nữ như sữa ong chúa, mầm đậu nành, Kacip fatimah, kết hợp cùng các vị thuốc hoạt huyết, bổ huyết Đông y như Đương quy, Thục địa, Ích mẫu, Xuyên khung, các chuyên gia đã nghiên cứu bào chế thành viên uống hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.
Viên uống hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ hỗ trợ cải thiện nội tiêt tố nữ,
giảm các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, sạm da, yếu sinh lý do suy giảm nội tiết tố nữ.
Đối tượng sử dụng là phụ nữ suy giảm nội tiết tố, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, sạm da, yếu sinh lý do suy giảm nội tiết tố nữ.
Viên uống hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người có vấn đề về kinh nguyệt do suy giảm nội tiết tố nữ có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/roi-loan-kinh-nguyet-do-suy-giam-noi-tiet-to-mach-ban-cach-xu-ly-ngay-n299