Viêm dạ dày mãn tính không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Sớm nhận biết các dấu hiệu viêm dạ dày để điều trị triệt để sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường tuổi thọ.
Viêm dạ dày mãn tính là bệnh lý nghiêm trọng, khó điều trị triệt để
Viêm dạ dày mãn tính là gì?
Niêm mạc dạ dày là lớp lót tại dạ dày, được cấu tạo để bảo vệ các tổ chức mô cơ của dạ dày nhằm ngăn cản dịch vị tiêu hóa ảnh hưởng, ăn mòn các cơ và tế bào tại đây. Tình trạng viêm gây nên sự thay đổi ở lớp niêm mạc dạ dày, làm mất dần một số tế bào bảo vệ dạ dày theo thời gian.
Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng dạ dày chịu tổn thương nghiêm trọng ở lớp niêm mạc kéo dài trong nhiều năm, bệnh tiến triển chậm, tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú tại một vùng nhất định trong niêm mạc dạ dày gây ra các vấn đề về tiêu hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Lớp lót trong niêm mạc dạ dày bị viêm kéo dài gây nên tình trạng mãn tính
Khi xảy ra hiện tượng này, căn bệnh trở nên rất khó chữa, khiến cho bệnh nhân phải gánh chịu nhiều đau đớn, đồng thời có nguy cơ biến chứng cao hơn so với
viêm dạ dày cấp tính.
Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày mãn tính
Một số nguyên nhân chính gây nên viêm dạ dày mãn tính như:
-
Do yếu tố tự miễn: là tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày tập trung chủ yếu ở thân và phình vị do xuất hiện kháng thể chống lại tế bào thành của dạ dày và yếu tố nội tại, có thể dẫn đến phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, hậu quả dẫn đến là thiếu máu và thiếu vitamin B12, thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày.
-
Do tác dụng phụ của thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại, kim loại nặng.
Sử dụng NSAIDs kéo dài có thể gây viêm dạ dày mãn tính
-
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… làm phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Loài vi khuẩn này có khả năng phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động từ dịch vị – dịch tiêu hóa có tính acid do một số tế bào dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Sự viêm nhiễm này sẽ dần dần phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị triệt để. Đa số người bệnh mắc viêm dạ dày mãn tính đều có nguyên nhân do vi khuẩn HP.
Một số bệnh lý có thể khiến bạn dễ có nguy cơ bị dạng viêm teo niêm mạc này, chẳng hạn như:
-
Bệnh tuyến giáp
-
Đái tháo đường tuýp 1
-
Bạch biến
-
Bệnh Addison
Viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày mãn tính là một bệnh lý tiến triển, dai dẳng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
-
Teo niêm mạc dạ dày: Teo niêm mạc dạ dày là tình trạng đặc trưng do viêm mãn tính, tế bào tuyến của dạ dày bị mất đi và thay thế bằng các biểu mô dạng niêm mạc ruột, tuyến môn vị và môn xơ. Viêm dạ dày mãn tính ở giai đoạn cuối sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày. Teo niêm mạc dạ dày sẽ khiến cơ thể bị thiếu vitamin B12, thiếu máu và rối loạn tâm thần.
-
Hẹp môn vị dạ dày: Môn vị nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị là bộ phận như một van cơ bắp giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi thức ăn sẵn sàng để được chuyển xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hóa. Hẹp môn vị là hội chứng với biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn. Cụ thể, hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế. Viêm loét dạ dày mãn tính trong thời gian dài sẽ làm cho tổ chức ở dạ dày, tá tràng trở nên xơ hóa dẫn tới biến chứng hẹp môn vị. Biến chứng này thường xuất hiện nếu vị trí vết loét nằm ở bờ cong nhỏ gần với môn vị.
Viêm dạ dày mãn tính có thể gây biến chứng hẹp môn vị
-
Thủng dạ dày: Các vết loét sâu trong dạ dày tồn tại trong thời gian dài, dưới sự tác động của acid dịch vị khiến các tổ chức niêm mạc và các cơ sẽ bị ăn mòn và có thể gây ra hiện tượng thủng dạ dày.
-
Ung thư dạ dày: Biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm dạ dày mãn tính gây ra là hiện tượng ung thư dạ dày. Đây là một trong nhưng bệnh ung thư thường gặp nhất, đe dọa đến tính mãng người bệnh.
Chữa trị viêm dạ dày mãn tính như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Sử dụng thuốc kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mãnh được áp dụng cho hầu hết trường hợp.
Việc điều trị viêm dạ dày mãn tính bằng thuốc Tây tuy mang đến hiệu quả cao nhưng lại thường dễ gây ra những tác dụng phụ với cơ thể. Bệnh nhân có thể bị đầy bụng, tiêu chảy, phát ban ở trong quá trình sử dụng thuốc, nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược là giải pháp để chữa trị bệnh viêm dạ dày mãn tính an toàn. Tuy không mang lại tác dụng tức thì như thuốc Tây, tuy nhiên thuốc tác động theo cơ chế toàn diện, vừa cải thiện triệu chứng, vừa nâng cao sức khỏe tổng thể, mang lại hiệu quả lâu dài bền vững.
DS Thu Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN