Táo bón không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Phải làm sao để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ?
Cách khắc phục táo bón ở trẻ
MỤC LỤC:
-
Táo bón ở trẻ nhỏ có biểu hiện gì?
-
Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày
-
Táo bón ở trẻ nhỏ cần làm gì?
-
Một số cách hay giúp khắc phục táo bón ở trẻ
|
Táo bón ở trẻ nhỏ có biểu hiện gì?
Táo bón ở trẻ là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc đi tiêu, đi tiêu không thường xuyên hoặc có phân cứng, khô.
Tần suất đi tiêu bình thường ở trẻ em khác nhau tùy theo tuổi và chế độ ăn uống, nhưng nhìn chung, táo bón thường được xác định bởi các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể:
Tần suất đi tiêu ít hơn bình thường
-
Trẻ sơ sinh: Ít hơn 2 lần mỗi tuần.
-
Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Ít hơn 3 lần mỗi tuần.
Phân khô và cứng
-
Phân của trẻ khô, cứng và có thể giống như viên sỏi nhỏ hoặc rất to và cứng.
Khó khăn khi đi tiêu
-
Trẻ phải rặn mạnh, đau đớn hoặc khó khăn khi đi tiêu.
Đau bụng và chướng bụng
-
Trẻ có thể kêu đau bụng, bụng căng cứng hoặc bị đầy hơi.
Phân có máu
-
Máu đỏ tươi trên bề mặt phân hoặc trên giấy vệ sinh, do niêm mạc hậu môn bị rách hoặc tổn thương khi đi tiêu.
Dấu hiệu khác
-
Trẻ cáu kỉnh, khó chịu
-
Trẻ không muốn ăn
Táo bón ở trẻ nhỏ có nhiều dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày
Táo bón là một tình trạng phức tạp, cơ chế chính là nhu động ruột chậm, hấp thụ nước từ phân quá mức, rối loạn chức năng cơ vòng hậu môn và thay đổi cấu trúc niêm mạc ruột. Điều này dẫn đến phân khô, cứng và tích tụ trong ruột, gây khó khăn và đau đớn khi đi tiêu.
Nguyên nhân do nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, lối sống, yếu tố tâm lý và các bệnh lý.
Chế độ ăn uống không đủ chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc tăng khối lượng phân và thúc đẩy nhu động ruột.
Trẻ ăn ít rau, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt dẫn đến thiếu chất xơ và bị táo bón.
Những trẻ uống ít nước cũng dễ bị táo bón. Do nước giúp làm mềm phân, thiếu nước khiến phân trở nên khô và khó di chuyển qua ruột.
Trẻ ít vận động
Hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động ruột. Trẻ ít vận động có nguy cơ cao bị táo bón do nhu động ruột giảm.
Thay đổi môi trường
Di chuyển hoặc thay đổi môi trường sống (chẳng hạn như đi du lịch hoặc bắt đầu đi học) có thể ảnh hưởng đến thói quen đi vệ sinh của trẻ.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, và thuốc giảm đau có thể gây táo bón.
Nhịn đi vệ sinh
Trẻ có thể nhịn đi vệ sinh do sợ hãi, căng thẳng, hoặc không thoải mái với nhà vệ sinh ở trường học. Việc nhịn đi vệ sinh làm phân bị giữ lại trong ruột, trở nên khô và cứng, dẫn đến táo bón.
Căng thẳng và lo âu
Căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và gây ra táo bón.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích có thể bị táo bón do rối loạn chức năng ruột.
Táo bón ở trẻ nhỏ cần làm gì?
Xác định được nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ tìm được
giải pháp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
Việc đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt… Nếu đã thay đổi mà tình trạng táo bón ở trẻ vẫn còn, thì có thể là dấu hiệu bệnh lý nào đó, cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Một số cách hay giúp khắc phục táo bón ở trẻ
Trẻ em táo bón nên ăn gì? Ai cũng biết để giảm táo bón thì nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhưng giúp trẻ ăn nhiều rau củ quả là điều không đơn giản.
Dưới đây là một số cách hay giúp bạn khuyến khích trẻ ăn được nhiều rau xanh và trái cây hơn:
Trang trí đĩa ăn dễ thương
Nên cắt rau và trái cây thành những hình dạng vui nhộn, thú vị như hình ngôi sao, trái tim, hình động vật, vườn hoa… điều này giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn.
Trang trí đĩa ăn dễ thương sẽ giúp trẻ ăn được nhiều rau hơn
Rủ trẻ cùng nấu ăn
Trẻ sẽ có hứng thú ăn rau và trái cây hơn nếu chúng tham gia vào quá trình nấu ăn.
Bạn hãy nhờ trẻ rửa rau, bóc vỏ hoặc khuyến khích trẻ tạo ra món salad của riêng mình với các loại rau và trái cây yêu thích.
Kết hợp thêm nước sốt và gia vị
Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau vì trẻ có vị giác nhạy cảm hơn người lớn, đặc biệt là với vị đắng.
Nhiều loại rau như cải xoăn, rau chân vịt,có vị đắng mà trẻ có thể cảm nhận rõ rệt và không thích.
Một số loại rau có mùi vị đặc trưng mà trẻ cũng cảm thấy khó chịu. Ví dụ, súp lơ xanh và cải bắp có thể có mùi hăng khi được nấu chín.
Để giúp trẻ ăn được nhiều rau xanh hơn, cha mẹ có thể sử dụng các loại nước sốt như sốt phô mai, sốt bơ đậu phộng hoặc sữa chua để tăng hương vị cho rau và trái cây.
Cha mẹ hãy làm gương
Trẻ thường học theo cha mẹ, vì vậy, cha mẹ hãy ăn rau xanh, trái cây trước mặt trẻ thường xuyên hơn, và nên tỏ ra thích thú khi ăn.
Trong bữa ăn gia đình, cũng nên tạo không khí vui vẻ, thoải mái, mọi người cùng nhau ăn rau và trái cây để trẻ làm theo.
Hãy khen ngợi trẻ
Lời khen ngợi tích cực sẽ khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây hơn.
Ngoài việc tăng cường rau xanh, trái cây trong chế độ ăn hàng ngày, cũng có một số cách giúp khắc phục táo bón như vận động nhiều hơn, massage bụng và bổ sung men vi sinh. Cha mẹ nên áp dụng đồng thời để giúp giảm nhanh tình trạng táo bón ở trẻ.
Rủ trẻ vận động nhiều hơn
Rủ trẻ cùng đi bộ, đạp xe, vui chơi ngoài công viên… Vận động sẽ giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Massage bụng cho trẻ
Massage nhẹ nhàng bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ có thể giúp kích thích nhu động ruột và giảm táo bón. Massage nên thực hiện ít nhất 2-3 lần mỗi ngày.
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi trong ruột, đồng thời ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Sự cân bằng này là cần thiết để duy trì chức năng tiêu hóa bình thường.
Các vi khuẩn có lợi cũng giúp phân hủy chất xơ không tiêu hóa trong ruột, sản xuất các axit béo chuỗi ngắn như butyrate, giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện độ mềm của phân, giúp phân di chuyển qua ruột một cách dễ dàng hơn, giảm tình trạng táo bón.
Ngoài ra, bổ sung men vi sinh còn giúp hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa,
giảm các triệu chứng do loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi…
Men vi sinh hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng cho con.
Nguyễn Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/8-cach-hay-giup-khac-phuc-nhanh-tao-bon-o-tre-n26202.html
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bột men vi sinh MENBIO
Thành phần
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu
Công dụng
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP
Xem thêm: Bột men vi sinh MENBIO
|