Phụ nữ mang thai thường bị bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng,… dẫn đến chán ăn, khó chịu, mệt mỏi,… Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa khi mang thai tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ dọa sinh non. Chị em bỏ túi ngay những cách đơn giản giúp giảm rối loạn tiêu hóa khi mang thai mà không cần dùng thuốc nhé.
Vì sao phụ nữ mang thai thường bị rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai thường là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai bao gồm thay đổi về nội tiết tố và thay đổi cơ học do sự tăng kích thước tử cung chèn ép lên đường tiêu hóa. Một nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa ở bà bầu đã phát hiện ra rằng khoảng 72% phụ nữ mang thai gặp phải ít nhất một chứng rối loạn tiêu hóa (gồm táo bón, đầy bụng, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích) trong giai đoạn đầu mang thai. Có đến 61% mẹ bầu sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Trong các rối loạn tiêu hóa kể trên thì táo bón là rắc rối thường gặp hơn cả. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón (tại một số bệnh viện con số này có thể lên tới 50%), đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Phụ nữ mang thai gây chèn ép đường tiêu hóa, dễ gây các chứng rối loạn tiêu hóa
Ngoài ra, trong giai đoạn thai kỳ, sự gia tăng nồng độ hormone Progesterone làm giảm nhu động ruột, dẫn đến thức ăn bị lưu lại lâu trong đường tiêu hóa và xảy ra tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi khiến kích thước của tử cung mẹ bầu cũng tăng lên làm chèn ép các cơ quan nội tạng và ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung cũng là nguyên nhân góp phần làm tình trạng táo bón nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Sự tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung cũng dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm cũng làm cho các bà bầu cảm thấy khó tiêu, bụng chướng và đầy hơi. Hormone Progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày dễ trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, ợ nóng, trào ngược…
Mặc khác, do cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với thức ăn, nhất là với những thức ăn bị nhiễm khuẩn nên cũng dễ bị
tiêu chảy. Tỷ lệ tiêu chảy khi mang thai thường không nhiều như táo bón. Tuy nhiên, tiêu chảy kèm theo nôn mửa làm mẹ bầu rất mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
.jpg)
Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai gây nôn rất khó chịu
Cách giảm rối loạn tiêu hóa khi mang thai không cần dùng thuốc
-
Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai. Cần điều chỉnh chế độ ăn theo từng biểu hiện của bệnh bao gồm:
-
Tình trạng táo bón: Sử dụng chế độ ăn cung cấp nhiều chất xơ tốt như trái cây tươi ví dụ táo, bưởi, cam… rau củ quả, ngũ cốc vì có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột. Tránh các đồ uống có tính kích thích như cà phê, trà, sô đa vì chúng có thể làm cơ thể mất nước. Chú ý uống nhiều nước một ngày (tùy vào cân nặng, thông thường là 1,5 – 2,5l/ngày)
-
Tình trạng tiêu chảy: Cần tránh hiện tượng mất nước và chất điện giải, nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể, uống nước trái cây hoặc nước muối đường (Oresol) là tốt nhất. Chế độ ăn uống bình thường nhưng lưu ý hơn về thành phần thức ăn. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, chuối… Thận trọng với các sản phẩm từ sữa. Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ động vật.
-
Tình trạng chướng bụng, đầy bụng: Cần lưu ý tránh các thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên rán… Khi ăn thì chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ( 6 – 8 bữa/ngày) và ăn từng lượng nhỏ, ăn kỹ nhai chậm để tránh nuốt nhiều khí vào trong dạ dày gây căng tức vùng bụng.
-
Tình trạng buồn nôn, ợ hơi: Cần tránh các thức ăn có mùi kích ứng, mỗi người có thể bị kích ứng bởi những mùi khác nhau nhưng phụ nữ có thai đặc biệt nhạy cảm với mùi như mùi sầu riêng, đồ hải sản, bơ sữa… Nên ăn những đồ ăn ít mùi, ít khí ga (tránh tất cả các loại nước uống có ga).
.jpg)
Chế độ ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai
-
Điều chỉnh vận động
Phụ nữ mang thai nên duy trì tần suất vận động nhẹ nhàng và hợp lý: Các bài tập nhẹ và đúng cách sẽ giúp tăng nhu động ruột, từ đó giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và tránh những tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra. Việc tập thể dục đều đặn không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng. Các bộ môn an toàn bao gồm:
-
Bơi lội là môn thể thao lý tưởng cho phụ nữ mang thai, vì động tác tuy nhẹ nhàng nhưng tác động lên toàn bộ cơ bắp, giúp săn chắc cơ, tăng sức chịu đựng của cơ thể. Bơi lội cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn. Khi bơi, nước nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
-
Đi bộ được đánh giá là bài tập tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Nó lại dễ tập, có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, như trong lúc đi siêu thị mua sắm, dạo quanh văn phòng làm việc, hay đi dạo trong công viên gần nhà. Bạn cần trang bị cho mình một đôi giày đi bộ thoải mái, chọn những đoạn đường bằng phẳng, dễ đi, và đừng quên uống nước cả trước, trong và sau khi đi bộ, tránh mất nước nữa nhé.
-
Yoga tiền sản với các bài tập được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai cũng rất thích hợp cho bạn. Nó giúp tăng sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ hít thở và tăng khả năng chịu đựng của bạn trong cuộc sinh.
Yoga bầu giúp duy trì sức khỏe ổn định cho phụ nữ mang thai
-
Củng cố hệ miễn dịch đường ruột bằng men vi sinh phù hợp
Khi bị rối loạn tiêu hóa là cơ thể đang báo hiệu đường tiêu hóa đang có vấn đề mà thường gặp nhất đó chính là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thông thường trong đường ruột luôn tồn tại lợi khuẩn và hại khuẩn với tỷ lệ cân bằng, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà lượng hại khuẩn vượt trội hơn hẳn thì sẽ dẫn đến tình trạng khó chịu kể trên. Do đó, bổ sung lượng men vi sinh phù hợp sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh này, từ đó mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, 80% hệ miễn dịch nằm trong bộ máy tiêu hóa (để sản xuất ra kháng thể IgA), đặc biệt là hệ thống ruột, nơi có thể tìm thấy vô vàn vi khuẩn có lợi. Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là các loại men vi sinh giúp tiêu hóa và hấp thu tốt, ổn định sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn từ các thực phẩm ăn uống hàng ngày và các loại men vi sinh chính là cách hỗ trợ điều trị và phòng chống
rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu quả nhất, giúp mẹ bầu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nên sử dụng men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn ở dạng bào tử, được Tổ chức y tế thế giới khuyên dùng như chủng Bacillus Clausii. Công nghệ bao kép, có kén bảo vệ nên Bacillus dạng bào tử có tỷ lệ sống sót rất cao, sinh sôi tốt trong ruột và kháng phần lớn kháng sinh, đảm bảo hiệu lực cao khi sử dụng.
DS Đồng Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Men vi sinh BIO VIGOR®
- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...
Thành phần:
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) 100 triệu bào tử Bacillus clausii/g
Dạng viên nang cứng: Bacillus clausii (dạng bào tử) 3×108 CFU, phụ liệu: Chất độn: Maltodextrin; Chất làm trơn chảy: Silicon dioxide; Chất làm bóng: Magnesi stearate; Vỏ nang HPMC số 2.
Công dụng:
-
Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột
-
Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Đối tượng sử dụng:
-
Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
-
Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày.
-
Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.
Cách sử dụng: Không dùng với nước nóng quá 40 độ C, nên uống cách thời gian dùng kháng sinh 2 giờ.
-
Trẻ em dưới 15 tuổi:
-
Trẻ dùng kháng sinh, bị rối loạn tiêu hóa: Dùng 2-3 gói/ngày; Hoặc dùng 2-3 viên/ngày.
-
Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, kém hấp thu, hay ốm yếu, trong giai đoạn phát triển trí não: Dùng 2 gói/ngày; Hoặc dùng 2 viên/ngày; Tốt nhất dùng trước bữa ăn 30 phút.
-
Người lớn: Uống 3 gói/ngày; Hoặc 3 viên/ngày trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh, uống nhiều rượu bia…
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách:
- Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
- Dạng viên nang cứng: 260 mg/viên. Hộp 3 vỉ × 10 viên; Hộp 5 vỉ × 10 viên; Hộp 10 vỉ × 10 viên; Lọ 30 viên; Lọ 60 viên, Lọ 100 viên.
Xuất xứ: Bio Vigor được sản xuất theo công nghệ chuyển giao từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 01346/2019/ATTP-XNQC, 01681/2019/ATTP-XNQC
|