Theo thống kê, gần 60% người trưởng thành mắc các chứng đau nhức liên quan đến viêm khớp gối. Nắm rõ các dấu hiệu bệnh viêm khớp gối điều trị sớm, tránh hậu quả nghiêm trọng.
Nhận biết các dấu hiệu bệnh viêm khớp gối
Dấu hiệu bệnh viêm khớp gối
Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong vận động và phải gánh chịu một trọng lượng đáng kể của cơ thể do vậy rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng của bệnh viêm khớp gối có thể được nhận biết qua các dấu hiệu sau:
1. Đau nhức đầu gối
Đau nhức quanh vùng đầu gối là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm khớp gối. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, ngắt quãng hoặc kéo dài trong nhiều giờ. Đau tăng dần khi vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi. Vị trí đau có thể ở phía trước đầu gối hoặc bên cạnh gối. Đau có thể được cảm nhận rõ ràng hơn vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến người bệnh mệt mỏi.
>> Xem thêm Hiểu đúng về thoái hóa khớp gối để có phương pháp điều trị thích hợp
2. Cứng khớp
Cứng khớp có thể kèm đau khớp và thường xuất hiện khi mới ngủ dậy hoặc sau một khoảng thời gian ngồi lâu, không vận động khớp. Cứng khớp có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và có thể biến mất sau khi vận động nhẹ nhàng hoặc xoa bóp đầu gối khoảng 10-30 phút.
3. Sưng đầu gối
Khi khớp bị viêm hình thành dịch lỏng ứ đọng trong khớp làm khớp sưng to và đau nhức. Bên cạnh đó, lớp sụn khớp ngày càng bị ăn mòn tạo ra lực ma sát giữa các đầu xương, khi cọ vào nhau dẫn đến tổn thương và hình thành nhiều gai xương. Khi các gai xương hình thành có thể chọc vào các gân cơ, mô mềm xung quanh làm gia tăng tình trạng viêm và cảm giác sưng đau.
Triệu chứng sưng đầu gối có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, gây nhiều đau đớn và bất tiện cho bệnh nhân.
Sưng gối là triệu chứng của bệnh viêm khớp gối
4. Tê và ngứa đầu gối
Khớp gối bị viêm kéo theo tình trạng viêm ở dây chằng, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh gây ra triệu chứng đau thần kinh. Đau thần kinh có biểu hiện điển hình là cảm giác tê liệt, ngứa ran và nóng rát ở đầu gối, đôi khi có thể tê toàn bộ chân không thể đứng lên được. Tình trạng này có thể kéo dài từ đầu gối xuống đến bàn chân và thường xảy ra khi viêm khớp gối đã bắt đầu trở nặng.
>> Xem thêm Lưu ý đặc biệt khi điều trị viêm gối để ngăn ngừa tái phát
5. Sốt
Sốt là dấu hiệu khi viêm khớp gối do vi khuẩn. Triệu chứng sốt thường nhẹ khoảng 37.5 đến 38.5 độ C. Dấu hiệu viêm khớp gối này đôi khi bị nhầm lẫn với cảm sốt thông thường.
6. Teo và biến dạng khớp gối
Đây là triệu chứng gặp phải khi người bệnh đã bị viêm khớp gối khá nặng. Teo đầu gối, biến dạng khớp gối dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Đầu gối bị viêm thường teo nhỏ hơn so với đầu gối còn lại hoặc thay đổi hình dáng bất thường. Chân bệnh nhân có thể có xu hướng cong, vẹo, đưa về phía trước, ảnh hưởng lớn đến đi lại và sinh hoạt hàng ngày.
Phân tích các nguyên nhân viêm khớp gối
Nguyên nhân viêm khớp gối theo Tây y
Theo Tây y, viêm khớp gối là tình trạng do chấn thương hoặc trong các bệnh lý đặc thù. Mỗi bệnh lý lại do những căn nguyên khác nhau gây ra.
Vận động thể thao sai cách có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp gối
Bên cạnh các bệnh lý kể trên, một số yếu tố nguy cơ gây viêm xương khớp gối bao gồm:
-
Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ viêm khớp gối càng tăng do quá trình lão hóa
-
Trọng lượng: Trọng lượng cơ thể càng nặng càng tạo áp lực lên khớp gối dễ gây tổn thương và viêm.
-
Yếu tố di truyền: Đột biến gen hoặc những bất thường bẩm sinh về hình dạng xương khớp có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp gối.
-
Giới tính: Phụ nữ trên 55 tuổi có khả năng bị viêm khớp gối cao hơn nam giới.
Nguyên nhân viêm khớp gối theo Đông y
Bệnh viêm khớp gối theo Y học cổ truyền thuộc chứng tý điển hình với các triệu chứng co cứng gân cơ, sưng viêm khớp, đi lại khó khăn, khớp kêu lạo xạo. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nội thương (cơ địa) hoặc ngoại nhân, các yếu tố bên ngoài gây ra.
-
Nội thương: thường gặp do tuổi cao hoặc mắc bệnh lâu ngày khiến tạng can suy hư, khí huyết kém lưu thông dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy, gây ra tình trạng ê mỏi, đau nhức và giảm khả năng vận động đồng thời cũng khiến tà khí dễ xâm nhập.
-
Ngoại nhân (thay đổi thời tiết) thường gây đau nhức xương khớp ở người miễn dịch kém (vệ khí suy giảm). Lúc này, thấp tà, hàn và phong (ẩm thấp, lạnh và gió) xâm nhập khiến khí huyết không lưu thông, tắc nghẽn gây sưng đau và tê bì các khớp. Đau thường xuyên khởi phát hoặc nặng hơn trong giai đoạn chuyển mùa, mưa và lạnh.
Hầu hết các trường hợp viêm khớp gối là hệ quả của nhiều yếu tố cộng hưởng. Trong đó, nội thương được xem là nguyên nhân quan trọng nhất trong cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền. Chính vì vậy, điều trị viêm khớp gối theo y học cổ truyền tập trung vào việc phục hồi tạng can, kích thích lưu thông khí huyết, phục hồi chức năng cơ xương khớp và bồi bổ cơ thể.
>> Xem thêm Đau 1 bên đầu gối có cần uống thuốc xương khớp
Điều trị bệnh viêm khớp gối bằng cách nào?
Điều trị theo Tây y
Các thuốc điều trị trong Tây y được sử dụng với mục tiêu kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giảm đau và hỗ trợ khả năng vận động. Một số loại thuốc thường dùng để trị bệnh viêm khớp gối gồm:
-
Thuốc giảm đau: điển hình là paracetamol hoặc các chế phẩm kết hợp giữa paracatamol với cafein, codein, tramadol… Các thuốc này giảm đau nhưng không có khả năng giảm viêm. Do vậy, thường được chỉ định trong thời gian đầu khi người bệnh đau nhưng không có dấu hiệu sưng viêm điển hình.
-
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): vừa giảm đau, vừa chống viêm nên được chỉ định khi các triệu chứng viêm biểu hiện rõ nét. Lưu ý sử dụng thuốc đúng liều, hạn chế sử dụng kéo dài do thuốc thường xuyên gây tác dụng phụ trên dạ dày.
-
Thuốc giảm đau dùng ngoài: một số hoạt chất giảm đau được bào chế dạng bôi hoặc dán có thể được kê đơn nhưng cũng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng nhất thời và không nên lạm dụng.
-
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): thường được chỉ định cho những người bị viêm khớp gối do viêm khớp dạng thấp nhằm ngăn chặn các tổn thương gây phá hủy mô khớp.
-
Thuốc tiêm Glucocorticoid: trường hợp viêm khớp gối nặng bác sĩ có thể chỉ định tiêm trực tiếp vào khớp gối Glucocorticoid. Việc sử dung thuốc này cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và phải được thực hiện bởi nhân viên y tế. Việc lạm dụng phương pháp tiêm corticoid có thể gây tác dụng phụ, tai biến nặng như nhiễm trùng khớp, teo da, teo cơ, hoại tử…
Thuốc giảm đau được dùng phổ biến chỉ mang lại tác dụng nhất thời
Điều trị viêm khớp gối theo y học cổ truyền
Điều trị viêm khớp gối theo y học cổ truyền tập trung vào điều trị nội thương và triệt tiêu các yếu tố gây bệnh bên ngoài tức là tập trung tăng cường khí huyết, bổ can thận, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Các bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị viêm khớp gối vừa giúp cải thiện triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân sâu bên trong của cơ thể.
So với thuốc Tây, thuốc Đông y có hiệu quả giảm triệu chứng có thể chậm hơn, nhưng thường kéo dài và ít phụ thuộc. Trong nhiều trường hợp, phối hợp Đông Tây y mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Thuốc Xương Khớp Đông y ra đời từ bài thuốc xương khớp bí truyền với các thảo dược như Đương quy, Đỗ trọng, Cẩu tích, Đan sâm, Liên nhục, Tục đoạn, Thiên ma, Cốt toái bổ, Độc hoạt, Sinh địa, Uy linh tiên, Thông thảo, Khương hoạt, Hà thủ ô đỏ mang lại tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp nên được sử dụng điều trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại, hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Người bị bệnh viêm khớp gối có thể tham khảo sử dụng.
DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/can-trong-voi-nhung-dau-hieu-benh-viem-khop-goi-khong-the-bo-qua-n8787.html
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp?
Thoái hóa khớp?
Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ?
Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng?
Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn.
- Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Xương Khớp Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 25 - 30 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|