Đau đầu gối kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng như biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí bại liệt. Vậy đau nhức đầu gối là bệnh gì, điều trị thế nào?
Đau nhức khớp gối ở người già là tình trạng phổ biến
Đau đầu gối là bệnh gì?
Đau đầu gối (hay còn gọi là đau nhức khớp gối) là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý xương khớp như
viêm khớp dạng thấp,
thoái hóa khớp gối… Đau đầu gối xuất hiện do tổn thương trong và xung quanh khớp gối, gồm các mô mềm, gân sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất và chịu áp lực lớn từ toàn bộ cơ thể nên rất dễ bị tổn thương.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 10% dân số ở độ tuổi trung niên trở lên bị viêm đau đầu gối.
Các triệu chứng đau đầu gối chân dễ nhận biết nhất
Đau đầu gối gồm hàng loạt các triệu chứng điển hình sau:
-
Đau: Thường đau âm ỉ, có thể đau dữ dội sau khi vận động mạnh, đau giảm khi được nghỉ ngơi.
-
Sưng và nóng khớp: Đầu gối sưng tấy, đỏ, chạm tay vào thấy da ấm nóng.
-
Cứng khớp, khó co duỗi: Buổi sáng ngủ dậy thường bị cứng khớp, khó co duỗi. Thời gian bị co cứng thường kéo dài khoảng 30 phút.
-
Có tiếng lạo xạo, lục cục trong đầu gối: Khi khớp bị tổn thương, phần sụn khớp bị bào mòn mất độ nhẵn mịn, khớp xương không còn chất đệm nên khi di chuyển thường phát ra tiếng.
-
Chân tê bì: Dây thần kinh bị chèn ép nên lực chân yếu, gây cảm giác tê bì, giảm khả năng vận động.
-
Biến dạng khớp: Đầu gối sưng viêm có thể gây biến dạng lệch một bên hoặc lõm vào gây đau đớn.
Ngoài các triệu chứng điển hình này, người bệnh còn có thể nhận thấy da bàn chân xanh xao, lạnh, người mệt mỏi, suy nhược, có thể hơi sốt, ớn lạnh.
Đau, sưng, cứng khớp là các triệu chứng đau nhức khớp gối điển hình
Các nguyên nhân chính gây đau đầu gối
Lão hóa
Đau đầu gối phổ biến ở người già hơn so với người trẻ tuổi. Nguyên nhân chính là lão hóa. Lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến mật độ xương suy giảm, các khớp xương dần lỏng lẻo. Tuổi càng cao thì tổn thương càng nặng do phần sụn bị bào mòn, trở nên sần sùi, gai góc. Lâu dần, hai đầu xương tạo ra ma xát, gây đau đớn.
Mắc bệnh lý xương khớp
Đau đầu gối còn là triệu chứng cũng như hậu quả của nhiều bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch đầu gối, viêm gân bánh chè, gút…
>> Xem thêm Đau nhức khớp gối có nên đi bộ không?
Thừa cân, ít vận động
Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực cho phần đầu gối. Ít vận động gây cứng khớp, làm tăng nguy cơ đau đầu gối.
Tính chất công việc
Những người thường làm các công việc phải bê vác nặng, đứng lâu một chỗ trong thời gian dài cũng bị gây áp lực cho đầu gối, dễ gây đau nhức, viêm xương khớp.
Chấn thương
Ngã hay va chạm tác động đến đầu gối làm căng dây chằng, giãn dây chằng, tổn thương sụn khớp, lệch xương bánh chè…
Đau đầu gối gây biến chứng gì?
Đau đầu gối nhẹ gây đau dai dẳng, âm ỉ, khó đi lại, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Đau đầu gối nặng có thể gây đau đớn dữ dội, biến dạng khớp, không thể đi lại như bình thường.
Đau nhức đầu gối có thể gây biến dạng khớp
Các phương pháp điều trị đau đầu gối chân
Uống thuốc Tây
Một số loại thuốc thường được dùng khi bị đau nhức khớp gối là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, bổ sung thêm một số dưỡng chất như Glucosamine, Chondroitin, Canxi…
Ưu điểm của thuốc tân dược là có tác dụng nhanh, giảm nhanh các cơn đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Tuy vậy, thuốc tân dược không nên dùng kéo dài vì gây nhiều tác dụng phụ: hại dạ dày, gan, thận, thậm chí gây nhờn thuốc, khiến bệnh kéo dài, dai dẳng, gây mệt mỏi và tốn kém chi phí.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối
Với những người dùng thuốc giảm đau chống viêm không mấy tác dụng thì thường tiêm chất nhờn axit Hyaluronic vào khớp gối. Phương pháp này cũng giúp giảm đau, kháng viêm nhanh chóng, đồng thời còn cải thiện chức năng khớp nhưng khá tốn kém và không có hiệu quả điều trị tận gốc.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối giúp giảm đau nhưng không có hiệu quả lâu dài
Vật lý trị liệu
Châm cứu, bấm huyệt, thực hiện các bài tập co duỗi… cũng giúp giảm đau, đả thông kinh lạc hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo để áp dụng các phương pháp này kết hợp với việc dùng thuốc điều trị.
>> Xem thêm Có nên điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật
Dùng thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2
Để giảm dần thuốc Tây và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây, hiện nay nhiều người bệnh, đặc biệt là người già chọn dùng thuốc xương khớp Đông y.
Đông y có nhiều bài thuốc chữa xương khớp, nhưng không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả cao, nhất là các bài áp dụng trong sách hay internet chưa được kiểm chứng. Tuy hiếm nhưng cũng có bài thuốc bí truyền hiệu quả, ví dụ như bài thuốc xương khớp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau đầu gối, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại, hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai cột sống… Kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/dau-nhuc-khop-goi-o-nguoi-gia-la-con-ai-cung-can-biet-YlMQEh9MR.html
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn.
- Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Xương Khớp Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 25 - 30 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Một số lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc:
- Thời gian điều trị bệnh khớp phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Bệnh nhẹ, mới khởi phát, dùng thuốc liên tục trong 2 - 6 tuần. Bệnh khớp mãn tính, tái phát nhiều lần, đã phải tiêm thuốc Tây vào các khớp, nên dùng thuốc liên tục khoảng 3 - 6 tháng.
- Triệu chứng đau có thể tăng nhẹ sau khoảng 2 - 10 ngày dùng thuốc, đây là hiện tượng “công thuốc“ hay gặp trong Đông y, bệnh nhân không được ngừng sử dụng thuốc, triệu chứng đau sẽ giảm sau 1 thời gian ngắn dùng thuốc.
Chú ý:
• Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Để xa tầm tay trẻ em
• Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần biết thêm thông tin xin hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 191/2017/XNQC-QLD
|