Đau thắt ngực là một dạng bệnh của thiếu máu cục bộ cơ tim, do một trong các động mạch vành bị hẹp nhưng chưa tắc hẳn, tiếp tế không đủ máu cho cơ tim, các tế bào cơ tim chỉ sống “cầm hơi” , do vậy còn gọi là suy vành, chứ không phải thiếu máu toàn thân, người bệnh nhiều khi vẫn hồng hào béo tốt như hoặc hơn người thường!
Đau thắc ngực - Cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể bạn chưa biết
Biểu hiện bệnh đau thắt ngực
Vấn đề là ở chỗ khi bị thiếu máu cục bộ (hay suy vành) như vậy, thì ít khi người bệnh thấy đau thắt. Thường bệnh nhân chỉ thấy tức ngực, nặng ngực như có gì đè lên, đôi khi hơi tức thở, có lúc lại nóng rát, nói chung người ta có cảm giác khó chịu chứ không đau hẳn.
Vị trí khó chịu là ở giữa ngực, trước tim. Cá biệt có trường hợp đau bụng vùng thượng vị, ngang trên rốn, làm người bệnh tưởng bị đau do
loét dạ dày, viêm dạ dày … Những trường hợp điển hình, đau lại xuyên lên trên, đến vai, cổ trái hoặc cả hai bên. Như vậy, những cảm giác đau nhói, đau ê ẩm, đau xuyên, và cả cảm giác đau thắt nữa, không nhất thiết phản ánh được tình trạng thiếu máu cục bộ, nghĩa là tình trạng suy vành.
Nhiều khi cảm giác đau đó do ngoại tâm thu hoặc do một bệnh ở lồng ngực bên trái như xương, sụn, cơ, dây thần kinh. Có khi lại là một bệnh của các cơ quan gần tim như phổi, màng phổi, thực quản, dạ dày ...
Nguyên nhân gây đau thắt ngực
Vậy biến đổi nào làm cho tế bào tim thiếu oxy đến nỗi gây đau? Chỉ cần một trong hai biến đổi dưới đây:
-
Một là nhu cầu oxy của cơ tim tăng lên, do tim phải co bóp nhanh hơn, mạnh hơn, thí dụ khi người bệnh lên thang gác, chạy, lao động nặng hoặc xúc động mạnh.
-
Hai là cung cấp máu và oxy cho cơ tim đã thiếu lại giảm thêm nữa, do co thắt động mạch vành, thí dụ co thắt xảy ra khi xúc đọng, cáu giận, ra lạnh, hút thuốc lá …
Tất nhiên nếu đồng thời có cả hai loại biến đổi trên thì cơn đau càng dễ xảy ra hơn nữa. Cơn đau thắt ngực có đặc điểm là có thể phục hồi được hoàn toàn nếu ta giảm được nhu cầu oxy như đang đi đứng lại, ngồi nghỉ … đồng thời tăng được cung cấp máu bằng thuốc giãn mạch, thì người bệnh hết đau ngay trong vòng 5-10 phút.
Lúc đó, các tế bào cơ tim trở lại trạng thái bình thường, không có dấu vết gì của cơn đau, dù nhìn bằng kính hiển vi đi nữa. Đối tượng chủ yếu hay bị đau thắt ngực là nam giới, tuổi trên 40, nhiều khi nghiện thuốc lá, béo phì, huyết áp cao và hay ngồi một chỗ, ít vận động đi lại, ít thể dục thể thao, ít ra khỏi nhà …
Cần phải phân biệt đau thắt ngực do bệnh động mạch vành hay đau ngực xuất hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt, như khi làm nặng, chạy, mang vác nặng, leo dốc hoặc thang gác; có khi đau xuất hiện khi ăn no, uống rượu, nhiễm lạnh, hút thuốc lá hoặc xúc động …
>> Xem thêm Đặt stent động mạch vành - Giải pháp điều trị nhồi máu cơ tim
Chẩn đoán bệnh đau thắt ngực
Để chẩn đoán và đau thắt ngực, những trường hợp điển hình thì dễ, chỉ cần hỏi bệnh kỹ lưỡng, nghe tim, đo huyết áp, xét nghiệm máu và ghi điện tim thông thường là đủ. Nhưng đa số trường hợp khó hơn, phải làm thêm các thăm dò phức tạp như ghi điện tim gắng sức hoặc điện tim 24 giờ, theo dõi tác dụng của thuốc … Đặc biệt có khi phải dùng đến một khám nghiệm có độ chính xác rất cao là chụp động mạch vành. Cách chụp này phức tạp và tốn kém, cho nên chỉ cần làm khi thật cần thiết, hoặc khi chữa bằng thuốc không kết quả, tất nhiên là theo chỉ định của bác sĩ tim mạch.
Người ta nói rằng, đau thắt ngực là một quá trình có thể đảo ngược được. Đây là điểm khác nhau cơ bản đối với nhồi máu cơ tim, là quá trình hoại tử không thể đảo ngược được, cho nên nặng hơn rất nhiều. Một khi đã bị
nhồi máu cơ tim, dù có qua khỏi được, cũng vẫn còn thấy rõ một vùng cơ tim trở thành sẹo, không co bóp được nữa.
Điều trị bệnh đau thắt ngực theo Tây y và Đông y
Về điều trị, Tây y có nhiều thuốc chữa đau thắt ngực, như các thuốc chẹn beta, các thuốc giãn mạch, các thuốc chống đông, các thuốc chẹn kênh calci … Chọn thuốc nào cho bệnh nhân nào tất nhiên phải do thầy thuốc chuyên khoa xem xét quyết định. Những trường hợp đau nhiều không đáp ứng với thuốc… các bác sĩ sẽ gửi đi nong động mạch vành, đặt giá đỡ (Stent), hoặc phẫu thuật bắc cầu nối…
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp dùng thuốc đều chỉ dùng khi phát bệnh. Phòng bệnh đau thắt ngực chính là ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cục bộ, mà nguyên nhân chính là quá trình vữa xơ động mạch. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần phải thay đổi lối sống, lối sinh hoạt và ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để hạn chế tình trạng vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành, nguyên nhân gây ra đau thắt ngực.
Thuốc Đông y thế hệ 2 được sử dụng hiệu quả trong những trường hợp đau thắt ngực, giúp phòng ngừa hiệu quả nhồi máu cơ tim, thông thường có hiệu quả giảm đau thắt ngực sau 2-3 tuần điều trị.
THUỐC ĐÔNG Y THẾ HỆ 2 |
Bạn bị tai biến mạch não, di chứng sau tai biến?
Bạn bị xơ vữa động mạch, huyết khối, bệnh mạch vành, đau thắt ngực?
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 500mg cao khô tương đương: Nhân sâm (Radix Ginseng) 800mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 800mg, Tần giao (Radix Gentianae macrophyllae) 800mg, Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 533,3mg, Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 800mg, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) 800mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 800mg, Ngô thù du (Fructus Euodiae rutaecarpae) 533,3mg; Băng phiến (Borneolum Syntheticum) 26,6mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch.
Chỉ định:
-
Hỗ trợ người bị tai biến mạch máu não (Như: xơ vữa động mạch não gây ra tai biến do chảy máu não, tai biến do thiếu máu não trong nhồi máu não hay còn gọi là nhũn não).
-
Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như: Liệt nửa người, tê chân, tê tay, miệng méo, mắt xếch, nói ngọng.
-
Người có dấu hiệu tiền triệu chứng của tai biến mạch máu não: tê chân tay, tê miệng như kiến bò hoặc mất cảm giác nhẹ.
-
Người bị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, huyết khối trong mạch máu gây đau thắt ngực.
Cách dùng:
-
Liều điều trị: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 30 ngày. (Có thể dùng 3 đợt liên tục).
-
Liều dự phòng tái phát và duy trì: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
-
Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng dài ngày.
Chú ý: Không uống thuốc trước khi đi ngủ.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Thông tin sản phẩm: http://nhatnhat.com/meken.html
|