Viêm xoang hàm không chỉ gây nghẹt mũi, chảy nước mũi mà còn gây đau nặng vùng mặt, đau đầu rất khó chịu. Vậy, bạn có biết viêm xoang hàm uống thuốc gì?
Tìm hiểu viêm xoang hàm uống thuốc gì để điều trị
Viêm xoang hàm là gì?
Trước khi tìm hiểu bị viêm xoang hàm phải làm sao, trước hết cần nhận biết xoang hàm ở đâu và tại sao bị viêm.
Có bốn loại xoang khác nhau là: xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm, xoang trán. Xoang hàm là các hốc xoang nằm ở hai bên gò má và quanh mắt.
Xoang hàm là các hốc xoang nằm ở hai bên gò má và quanh mắt
Các triệu chứng viêm xoang hàm
Người mắc bệnh viêm xoang hàm thường có những triệu chứng điển hình sau:
-
Đau vùng mũi
-
Đau mặt, đau hốc mắt, nhức đầu, đau hai bên thái dương
-
Đau dữ dội khi cúi đầu, gập người hoặc vận động mạnh
-
Đau hơn khi dùng tay ấn nhẹ vào vùng mắt
-
Chảy nước mũi, dịch mũi đặc có màu vàng, mùi hôi
-
Một số người bị sốt, mệt mỏi do tình trạng viêm
Các triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 6 tuần. Nếu không điều trị sẽ chuyển thành viêm xoang hàm mạn tính, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang hàm
-
Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm
-
Bị viêm mũi dị ứng trong thời gian dài
-
Lệch cấu trúc vách ngăn mũi
-
Bệnh lý về răng miệng
-
Chấn thương do tai nạn hoặc phẫu thuật
Viêm xoang hàm có thể do virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập vào
Viêm xoang hàm uống thuốc gì nhanh khỏi?
Thuốc giảm đau, chống viêm
Người bị viêm xoang hàm thường bị đau hốc mũi, đau vùng mặt, nhức đầu rất khó chịu. Dùng thuốc giảm đau phổ biến như Efferalgan, Panadol, Aspirin, Acetaminophen, Paracetamol sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
Thuốc giảm đau chống viêm được chuyển hóa qua gan, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan nếu lạm dụng.
Thuốc co mạch dạng uống hoặc xịt
Thuốc co mạch giúp giảm sưng, giảm phù nề, nhờ đó dịch mũi xoang sẽ thoát ra khỏi các hốc xoang dễ dàng hơn. Điều này giúp làm giảm nghẹt mũi, thông tắc mũi xoang, giảm khó thở và giảm đau vùng mặt.
Những thuốc co mạch được chỉ định dùng phổ biến là: Phenylephrine, Chlorzoxazone, Pseudoephedrine, Naphazoline…
Lưu ý: Thuốc co mạch nên dùng trong thời gian ngắn. Người bị cao huyết áp,
bệnh mạch vành,
đau thắt ngực, cường giáp, tiểu đường không nên dùng thuốc co mạch. Ngoài ra, thuốc co mạch còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, mờ mắt, căng thẳng thần kinh, run, mất ngủ, khô miệng, tăng nhịp tim và tăng huyết áp… nên đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng.
Thuốc kháng sinh
Đa số các trường hợp bị viêm xoang hàm là do nhiễm virus hoặc dị ứng, thì không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Những người bị viêm xoang hàm do vi khuẩn thì cần phải dùng kháng sinh để điều trị.
Một số loại kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định:
-
Nhóm kháng sinh Penicillin: Ampicillin, Amoxicillin…
-
Kháng sinh Trimethoprim cùng với Sulfamethoxazole: được dùng trong những trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc kháng sinh Penicillin.
-
Nhóm kháng sinh Cephalosporin: Cephalexin, Cefazolin, Cefprozil, Cefoxitin, Cefaclor,… Hoặc có thể là Penicillin tổng hợp dùng cho các bệnh nhân bị kháng thuốc hoặc có hiện tượng nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng, bởi lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến kháng kháng sinh, tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, rất khó điều trị sau này.
Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định
Thuốc kháng Histamin H1
Trường hợp viêm xoang hàm do dị ứng thời tiết, bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa… thì cần dùng thuốc kháng Histamin. Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc đối với Histamin ở thụ thể H1, giảm xuất tiết mũi xoang.
Lưu ý: Nhóm thuốc này tương đối an toàn, nhưng có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương với dấu hiệu là gây buồn ngủ, nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Thuốc kháng nấm
Loại nấm gây viêm xoang hàm chủ yếu là nấm A.Fumigatus, nấm Mucorales trong không khí. Thuốc kháng nấm sẽ thay đổi tính thấm của màng tế bào, đồng thời ức chế khả năng sinh sản của nấm men.
Nếu nguyên nhân gây viêm xoang là do nấm, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng nấm như Itraconazole, Amphotericin B, Voriconazole…
Lưu ý: Thuốc kháng nấm có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, đau bụng, đau cơ,
đau đầu…
Thuốc Đông y
Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh viêm xoang có nguyên nhân là do âm dương trong cơ thể mất cân bằng, chính khí hư, vệ khí suy giảm khiến ngoại tà xâm nhập làm thận suy yếu, can tỳ phế bị ảnh hưởng.
Vì vậy, việc điều trị viêm xoang phải chú trọng cân bằng âm dương cơ thể, tăng cường chính khí để vệ khí không suy yếu.
Đông y có bài thuốc trị viêm xoang hiệu quả, được kết hợp từ các vị thuốc như Thương nhĩ tử, Hoàng kỳ, Phòng phong, Tân di hoa, Bạch truật, Bạc hà, Kim ngân hoa, Bạch chỉ…
Bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, thông mũi, đồng thời tác động dần dần vào cơ địa, cân bằng âm dương, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ đó, kiên trì sử dụng bài thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế viêm xoang tái phát, hạn chế các đợt thuốc kháng sinh kháng viêm…
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính dùng được cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người bệnh viêm xoang hàm đang thắc mắc “viêm xoang hàm uống thuốc gì” có thể tham khảo sử dụng.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/it-nguoi-biet-viem-xoang-ham-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi-nhat-n19370.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc
Thuốc Xoang Nhất Nhất
Tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng:
- Nghẹt mũi
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm xoang cấp và mạn tính
Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim
Cao khô hỗn hợp dược liệu 330,0 mg tương đương: Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 500mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali membranecei) 620mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 250mg, Tân di hoa (Flos Magnoliae) 350mg, Bạch truật (Radix Atractylodis macrocephalae) 350mg, Bạc hà (Herba Menthae) 120mg, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 250mg, Bạch chỉ (Radix Angelica dahuricae) 320mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng – Chỉ định:
Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi
Chỉ định:
Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (giờ hành chính) Fax: 0272.3817.337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 305/2020/XNQC/QLD ngày 29/08/2020
Thuốc Xoang Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm chức năng
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Điện thoại liên hệ: 1800.6689
|