Đau lưng bên trái là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp và tổn thương một số tạng trong cơ thể. Lưu ý mức độ đau, vị trí đau giúp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Đau lưng bên trái phổ biến ở mọi độ tuổi
Đau lưng có thể gồm đau âm ỉ trong lưng, trong xương, đau nhói ở dưới da kèm mỏi, buốt…
Mọi đối tượng đều có thể bị đau lưng bên trái. Ngoài các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt, chứng đau lưng trái còn là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp, tổn thương nội tạng, thần kinh cơ…
Đau lưng bên trái thường phổ biến với các vị trí: đau thắt lưng bên trái gần eo (đau lưng dưới), đau lưng trái dưới bả vai, đau lưng trên bên trái. Mỗi vị trí có thể phản ánh một bệnh lý khác nhau.
Bệnh lý xương khớp liên quan đến đau lưng bên trái
Các bệnh lý cơ xương khớp có thể liên quan đến đau lưng trái bao gồm:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các cơn đau lưng bên trái gần mông kèm tê bì, nhức, ngứa ran có thể liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Cơn đau trong bệnh lý này là do phần đĩa đệm chứa nhân nhầy bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến chèn ép dây thần kinh xung quanh cột sống. Cơn đau có thể trầm trọng hơn vào ban đêm, gần sáng hoặc sau một số cử động nhất định.
Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng bên trái
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Tuổi tác, di truyền, chấn thương dài ngày đều có thể gây nên bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Các đốt sống bị oxy hóa, bào mòn, cọ sát gây sưng, viêm và
đau mỏi.
Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac
Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac gây tình trạng đau lưng trái do các khớp chuyển động quá ít hoặc quá nhiều.
Khi các khớp hoạt động quá nhiều, bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng dưới bên trái và đau hông.
Khi các khớp giảm vận động có thể gây căng cơ, gây đau một bên của lưng dưới, mông hoặc lan xuống mặt sau của chân.
Bất thường khác ở cột sống
Vẹo cột sống, gù cột sống là những biến dạng cột sống có liên quan đến đau lưng dưới gần mông, trong đó có đau lưng bên trái.
Hẹp ống sống ở cột sống thắt lưng trong các thay đổi do thoái hóa đốt sống cũng gây đau thắt lưng bên trái, chuột rút ở chân. Cơn đau lưng có thể liên tục hoặc trở nên nghiêm trọng hơn như gây tê, yếu cơ.
Bệnh lý thần kinh – cơ và tình trạng đau lưng bên trái
Đau thần kinh tọa, chấn thương mô, cơ cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng bên trái.
Đau thần kinh tọa
Đây là sợi dây thần kinh dài nhất cơ thể, kéo dài từ dưới thắt lưng đến các ngón chân. Đau thần kinh tọa cũng thường liên quan đến bệnh cột sống, chứng thoái hóa đốt sống gây nên. Đau thần kinh tọa khi thì từ từ, âm ỉ lúc đột ngột, dữ dội với vị trí đau tập trung là phần dưới thắt lưng.
Đau thần kinh tọa gây cơn đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội
Đau lưng trái do tổn thương cơ hoặc mô
Các chấn thương mô, cơ tại vùng lưng đều có thể gây đau lưng trái. Đau lưng bên trái trên, đau lưng bên dưới, đau tập trung tùy thuộc vào các vùng chấn thương.
Ngoài ra, tình trạng căng cơ lưng dưới cũng được ghi nhận là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng bên trái.
Bệnh lý nội tạng và chứng đau lưng bên trái
Bệnh lý thận – tiết niệu, viêm tụy và các rối loạn phụ khoa là những bệnh lý tại cơ quan nội tạng có thể biểu hiện bằng triệu chứng đau lưng trái.
Bệnh lý về thận – tiết niệu
Nếu gặp tình trạng đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội ở bên dưới trái, hãy cẩn trọng với bệnh sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận. Đây là các bệnh lý phổ biến gây viêm, đau cục bộ trên thận.
Ngoài cảm giác bị đau lưng, bệnh nhân có thể sốt, buồn nôn, đi tiểu đau, buốt thậm chí đi tiểu ra máu.
Bệnh lý thận tiết niệu cũng thường xuyên gây cơn đau ở lưng trái
Viêm tụy
Trong viêm tụy,
đau lưng thường xuất hiện bên trái, phía bụng trên. Cơn đau lưng trái do viêm tụy có thể lan xuông phía dưới của lưng, phía gần eo.
Lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung
Một số bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ như lạc nội mạc tử cung thường gây đau lưng bên trái, phía dưới. Cơn đau do lạc nội mạc tử cung xảy ra do các mô dư thừa phát triển bên ngoài tử cung, gây đau ở một bên lưng dưới kèm theo đau bụng, mệt mỏi và đau dữ dội khi hành kinh.
Trong bệnh lý u xơ tử cung, các khối u lành tính phát triển bên trong tử cung gây đau lưng bên dưới và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, gây đau khi quan hệ.
Các cơn đau lưng do co thắt tử cung cũng diễn ra ở một số phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp tự nhiên điều trị chứng đau lưng bên trái
Nếu chứng đau lưng không quá nghiêm trọng, hãy áp dụng các Phương pháp tự nhiên dưới đây để giảm đau.
Nghỉ ngơi
Cơn đau lưng tăng lên khi làm việc nặng hoặc lao động quá sức. Do đó, hãy nghỉ ngơi và hạn chế lao động nặng sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả.
Chườm lạnh/chườm nóng
Chườm nóng hoặc lạnh sẽ giúp tăng
lưu thông máu, giảm đau mỏi, và giãn cơ trong một số trường hợp đau lưng trái do thần kinh cơ.
Xoa bóp
Các liệu pháp xoa bóp, massage giúp thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết và làm giảm các cơn đau. Với phương pháp này, bạn có thể tập trung xoa bóp tại các vị trí đau.
Châm cứu
Hiện nay châm cứu đang là phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp giảm các cơn đau lưng hiệu quả. Châm cứu giúp tác động vào các huyệt đạo liên quan giúp cải thiện tình trạng đau.
Châm cứu giúp giảm đau lưng bên trái nhờ tác động vào các huyệt đạo
Thay đổi lối sống
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp duy trì sự linh hoạt của các khớp và sự khỏe mạnh của các tạng trong cơ thể từ đó giảm phát sinh các cơn đau lưng.
Sử dụng thuốc Đông y xương khớp phòng và điều trị các chứng đau lưng
Trong các trường hợp chứng đau lưng nguyên nhân do các bệnh lý xương khớp, bên cạnh các phương pháp giảm đau tạm thời bên trên, người bệnh có thể tham khảo các thuốc xương khớp để xử lý căn nguyên bệnh. Lưu ý chỉ sử dụng các thuốc Đông y xương khớp được sản xuất bởi các công ty dược phẩm uy tín.
DS. Trần Bích
Theo Giáo dục & CUộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhung-benh-ly-can-chu-y-khi-bi-dau-lung-ben-trai-n19985.html
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 750mg, Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) 600mg, Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 600mg, Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) 450mg, Liên nhục (Semen Nalumbinis nuciferae) 450mg, Tục đoạn (Radix Dipsaci) 300mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 300mg, Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) 300mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 600mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 600mg, Uy linh tiên (Radix et Rhizoma Clematidis) 450mg, Thông thảo (Medulla Tetrapanacis papyrifery) 450mg, Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 300mg, Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 300mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Chống chỉ định - Thận trọng:
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Thận trọng: Phong thấp thể nhiệt.
Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định-tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|