Sôi bụng, buồn nôn và chán ăn là những triệu chứng phổ biến trong đời sống, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các vấn đề trên ít nhất một lần trong đời. Với những người thường xuyên có hiện tượng bụng sôi, chán ăn và buồn nôn, nó thường liên quan đến các vấn đề xảy ra trên hệ tiêu hóa.
Sôi bụng là những âm thanh lục bục bên trong bụng mà bạn có thể nghe hoặc cảm nhận được, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi bụng đói. Tiếng sôi trong bụng thực chất là tiếng động do các nhu động ruột phát ra, bình thường chúng ta không thể nghe được. Âm thanh này phản ánh hoạt động của ruột bất thường, có thể do khí hoặc thức ăn di chuyển trong
Buồn nôn là cảm giác khó chịu cuộn lên từ dạ dày, khiến chúng ta muốn nôn hoặc nôn mửa, gây khó chịu và mệt mỏi nghiêm trọng. Đây là phản ứng của dạ dày khi có tác nhân có hại xuất hiện, nhằm tống toàn bộ những gì có thể ra bên ngoài, tránh tổn thương hệ tiêu hóa.
Đôi khi chúng ta thường có cảm giác không muốn ăn, cảm thấy thức ăn không hấp dẫn, không ngon miệng. Ngay cả khi đói, việc ăn uống cũng làm bạn trở nên chán nản và không thích thú. Tình trạng này được gọi chung là tình trạng chán ăn, thường liên quan tới việc hệ tiêu hóa hoạt động kém hoặc cảm giác buồn nôn mỗi khi thấy thức ăn.
Nếu cả 3 biểu hiện này xuất hiện cùng lúc, nó cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang kém hoạt động, nhu động ruột bất thường khiến cho thời gian tiêu hóa và tháo rỗng đường tiêu hóa chậm.
Các triệu chứng khác kèm theo sôi bụng buồn nôn chán ăn
Bên cạnh 3 dấu hiệu kể trên, người bệnh thường có thêm các triệu chứng khác trên tiêu hóa cũng như toàn thân như:
-
Đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng
-
Đầy bụng, khó tiêu, bụng chướng
-
Tiêu chảy hoặc táo bón
-
Đi ngoài phân sống, phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
-
Mệt mỏi, cảm giác uể oải
Một số trường hợp người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu da xanh, nhợt nhạt, vã mồ hôi do mất máu.
Nguyên nhân gây sôi bụng buồn nôn chán ăn
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho bạn gặp phải các triệu chứng này, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất được biết đến là:
Rối loạn tiêu hóa
Ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn ôi thiu hay thức ăn không phù hợp có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng: sôi bụng, đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, chán ăn...
Ngoài ra thói quen xấu như ăn quá nhiều hay quá nhanh, ăn không đúng bữa... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến chức năng hệ tiêu hóa bị rối loạn, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý thức ăn.
Các bệnh lý dạ dày
Một số bệnh lý trên dạ dày như: Trào ngược dạ dày-thực quản, Viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng là
nguyên nhân dẫn đến những cơn đau vùng thượng vị kèm theo cảm giác khó chịu, buồn nôn, chán ăn.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng cấp tính (nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc phản ứng với thực phẩm) và mãn tính (bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn) đều ảnh hưởng tới nhu động ruột và gây tình trạng sôi bụng.
Ngoài ra việc chậm tiêu hóa cũng là khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng, không muốn ăn, buồn nôn.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là một rối loạn chức năng đại tràng tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh.
Sự co bóp hoặc chuyển động bất thường của ruột gây ra tình trạng đau và căng cứng bụng, kèm theo đại tiện bất thường, phân lẫn chất nhầy.
Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng thường thấy khác như đầy hơi, tức bụng, đầy hơi, ợ hơi...
Các triệu chứng thường gặp của Hội chứng ruột kích thích
Nhiễm trùng đường ruột
Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào đường tiêu hóa, có thể gây tình trạng nhiễm trùng. Tổn thương có thể ảnh hưởng tới bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa, phổ biến nhất là dạ dày, ruột non và đại tràng, gây ra triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng.
Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột
Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột là tình trạng lượng vi khuẩn có lợi giảm đi, các vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, gây tổn thương và rối loạn chức năng của ruột.
Các triệu chứng mất cân bằng hệ khuẩn đường ruột bao gồm: Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn đại tiện, chậm tiêu, chán ăn...
Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột là triệu chứng phổ biến nhất dẫn đến sôi bụng buồn nôn chán ăn.
Biện pháp khắc phục các triệu chứng sôi bụng, buồn nôn và chán ăn
Để cải thiện nhanh chóng và hiệu quả tình trạng bụng sôi, khó chịu, buồn nôn, không muốn ăn uống cần xác định chính xác bệnh lý nguyên nhân để có biện pháp điều trị dứt điểm thích hợp.
Hầu hết trường hợp đều kết hợp đồng thời việc dùng thuốc và các biện pháp khắc phục, chăm sóc tại nhà.
-
Dùng thuốc điều trị
Một số nhóm thuốc sau đây có thể được chỉ định để điều trị nguyên nhân cũng như cải thiện các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải:
-
Thuốc chống buồn nôn: cải thiện nhu động ruột, giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
-
Thuốc ức chế axit dạ dày: thuốc ức chế bơm proton, các antacids,.. có tác dụng giảm tình trạng loét dạ dày do acid gây ra.
-
Thuốc giảm đau kháng viêm: Ibuprofen hoặc Paracetamol giảm cơn đau bụng và giảm phản ứng viêm tại đường tiêu hóa.
-
Thuốc chống co thắt: giảm co thắt cơ trơn trong đường tiêu hóa, làm giảm cảm giác sôi bụng.
-
Các biện pháp khắc phục không dùng thuốc
Áp dụng một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn và tình trạng kích ứng, kích thích tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn:
Chườm nóng
Việc chườm nóng có thể giúp thư giãn, giảm tình trạng chướng bụng và đau bụng. Có thể kết hợp thêm việc massage bụng để cải thiện khả năng tiêu hóa và giảm nhanh cơn buồn nôn.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước để tránh mất nước, giúp làm mềm phân, hỗ trợ đi đại tiện dễ dàng. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều trong một lần mà nên uống thành từng ngụm nhỏ.
Thay đổi chế độ ăn uống
Ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu: giảm nhẹ áp lực cho hệ tiêu hóa bằng việc chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn đồ ăn dạng lỏng hoặc thực phẩm nhẹ bụng như cơm trắng, bánh mì nướng hoặc chuối.
Tránh thức ăn có hại cho tiêu hóa: Hạn chế các loại thực phẩm có mùi mạnh, nhiều gia vị, đồ ăn quá cay, quá chua hay quá nóng. Không ăn các món quá cứng và khó tiêu vì có thể tổn thương niêm mạc tiêu hóa.
Thay đổi thói quen hàng ngày
Các bệnh lý tiêu hóa có thể xảy ra khi cơ thể stress, căng thẳng kéo dài. Vì vậy cần giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập thư giãn như thiền, đi bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh.
Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh việc ăn ngay trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều vào buổi tối có thể dẫn tới mất ngủ, khó tiêu và mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là biện pháp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó tiêu hiệu quả.
Bổ sung men vi sinh
Lợi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng đối với chức năng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Các tổn thương xảy ra trên hệ tiêu hóa đều có thể gây mất cân bằng hệ khuẩn này, ngược lại sự gia tăng và phát triển của các vi khuẩn gây hại có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề đang gặp phải.
Bacillus clausii là chủng lợi khuẩn được ứng dụng phổ biến, với nhiều ưu điểm và tác dụng với sức khỏe.
Bạn nên ưu tiên lựa chọn men vi sinh có chứa
Bacillus clausii (dạng bào tử) giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột; hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp
giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Sản phẩm thích hợp với nhiều đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ trên 1 tuổi và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột; người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Men vi sinh có chứa
Bacillus clausii (dạng bào tử) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị sôi bụng buồn nôn chán ăn do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/soi-bung-buon-non-chan-an-dau-hieu-cua-nhung-benh-tieu-hoa-nao-n27703.html