MỤC LỤC:
-
Đau bụng kinh là tình trạng gì?
-
Đặc điểm của cơn đau bụng kinh
-
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
-
Cách giảm đau bụng kinh
-
Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, giảm huyết hư ứ trệ
|
Đau bụng kinh là tình trạng gì?
Nữ giới trong độ tuổi sinh sản, bắt đầu từ thời điểm dậy thì cho đến trước thời điểm mãn kinh, đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Đây là một quá trình tự nhiên do nồng độ hormon trong cơ thể điều chỉnh, chuẩn bị cho sự rụng trứng và mang thai.
Vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng và sự làm tổ sau khi thụ tinh của trứng.
Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra vì nó không còn cần thiết nữa – tạo nên chu kỳ, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Trong suốt kỳ kinh, khi lớp niêm mạc của tử cung đang bong ra, sự xuất hiện của một số cơn đau quặn ở bụng dưới là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng có thể có một số cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phần trên của chân.
Đặc điểm của cơn đau bụng kinh
Các triệu chứng đau bụng do kinh nguyệt thông thường bao gồm:
-
Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn.
-
Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ; sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong vòng 3 ngày
-
Đau âm ỉ liên tục
-
Đau lan ra lưng và xuống đùi
-
Cảm thấy áp lực trong bụng
Bên cạnh đó, bạn cũng có một số triệu chứng sau đây nếu bị đau bụng nguyệt san nghiêm trọng:
-
Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn
-
Phân lỏng
-
Nhức đầu, chóng mặt
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Nguyên nhân chính dẫn tới các cơn đau bụng kinh là do
-
Co thắt tử cung: Khi đến kỳ kinh, tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Các cơn co thắt này có thể gây ra cảm giác đau quặn ở bụng dưới.
-
Prostaglandin: Đây là một chất hóa học giúp tử cung co bóp. Khi nồng độ prostaglandin cao, cơn đau sẽ càng dữ dội hơn.
Các yếu tố khác:
-
Cổ tử cung hẹp: Khó khăn trong việc thoát máu kinh có thể gây áp lực lên tử cung, dẫn đến đau.
-
Dị tật tử cung: Một số dị tật bẩm sinh của tử cung có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh.
-
Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng mô tử cung mọc ở ngoài tử cung cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kinh.
-
U nang buồng trứng: U nang buồng trứng có thể gây áp lực lên tử cung và gây đau.
-
Các bệnh lý khác: Viêm vùng chậu, u xơ tử cung...
Cách giảm đau bụng kinh
-
Chườm ấm: Giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau.
-
Nghỉ ngơi: Tránh hoạt động mạnh.
-
Uống thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen có thể giúp giảm đau.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, caffeine, đồ uống có ga.
-
Tập thể dục đều đặn: Giúp giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông máu.
-
Áp dụng các biện pháp thư giãn: Yoga, thiền...
-
Dùng bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, giảm các chứng huyết hư, ứ trệ.
Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, giảm huyết hư ứ trệ
Nguyên nhân đau bụng kinh theo quan niệm Đông y là do khí huyết kém lưu thông, tắc nghẽn không thoát ra ngoài được và gây đau bụng.
Để cải thiện tình trạng này, y học truyền thống chủ yếu áp dụng phương pháp bổ huyết hoạt huyết, cải thiện khả năng lưu thông, giúp kinh nguyệt đều đặn, giảm tình trạng đau bụng kinh do huyết ứ.
Đông y có bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu hiệu quả, với thành phần gồm các dược liệu như đương quy, ích mẫu, ngưu tất, thục địa, xích thược, xuyên khung…
Bài thuốc hoạt huyết thường được dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi,
rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hiện nay bài thuốc hoạt huyết hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tai-sao-dau-bung-kinh-nguyen-nhan-va-cach-cai-thien-n28452.html