Các triệu chứng thường kéo dài ít nhất là ba ngày. Mặc dù phổ biến nhưng rất nhiều chị em vẫn chưa biết đau bụng kinh làm sao hết. Sau đây là lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp về đau bụng kinh.
1. Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.
Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên ở những người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
2. Tình trạng này có phổ biến không?
Đau bụng kinh là triệu chứng rất phổ biến ở nữ giới. Hơn một nửa số phụ nữ trên thế giới phải chịu đựng những cơn đau từ 1 - 2 ngày mỗi tháng do hoạt động của kỳ kinh nguyệt.
>> Xem thêm Vì sao đau bụng kinh và giải pháp trị đau bụng kinh hiệu quả
3. Đau bụng kinh có mấy loại?
Tùy vào căn nguyên gây ra, đau bụng kinh được chia làm hai loại: nguyên phát và thứ phát.
4. Đau bụng kinh nguyên phát là gì?
Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến kinh nguyệt hoặc đang bị “hành kinh".
5. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh nguyên phát?
Đau bụng kinh nguyên phát gây ra bởi một số chất hóa học tự nhiên trong cơ thể, gọi là prostaglandins. Prostaglandin được sinh ra trong niêm mạc tử cung.
6. Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra khi nào?
Tình trạng này thường xảy ra ngay trước khi có kinh nguyệt, bởi vì lúc này lượng prostaglandins tăng cao trong niêm mạc tử cung. Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, prostaglandins tăng lên rất cao, chị em sẽ bị đau bụng kinh dữ dội. Trong những ngày tiếp theo, niêm mạc tử cung bị bong ra, kéo theo prostaglandins giảm xuống, mức độ đau trở nên nhẹ nhàng hơn.
7. Ở độ tuổi nào thì đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu xuất hiện?
Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện và “đồng hành” cùng chị em mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, bắt đầu từ kỳ kinh đầu tiên trong đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần cải thiện qua độ tuổi và sau khi sinh.
8. Đau bụng kinh thứ phát là gì?
Đau bụng kinh thứ phát bắt nguồn từ những rối loạn trong hệ thống sinh sản và thường xuất hiện muộn hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Mặt khác, những cơn đau thứ phát thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
9. Đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi nào?
Cơn đau bụng kinh thứ phát thường kéo dài hơn bình thường. Cụ thể, tình trạng này hầu hết xảy ra vài ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Mức độ đau tăng dần trong kỳ kinh nguyệt và có thể không biến mất ngay cả khi đã qua giai đoạn hành kinh.
10. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát?
Một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh thứ phát, bao gồm:
-
Lạc nội mạc tử cung: Các mô của niêm mạc tử cung xuất hiện ở những vùng bên ngoài tử cung, chẳng hạn như trong buồng trứng, ống dẫn trứng, và trên bàng quang. Giống như niêm mạc tử cung, các mô nội mạc tử cung “bị lạc” này cũng bị phá vỡ và gây chảy máu để đáp ứng sự thay đổi của hormone. Tình trạng chảy máu này chính là nguyên nhân gây đau, đặc biệt là vào những ngày liền kề chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, khu vực chảy máu có thể để lại mô sẹo, khiến các cơ quan bám dính vào nhau, gây ra đau bụng kinh dữ dội.
-
Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Tình trạng khi mà các mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện ở bên trong cơ của thành tử cung
-
U xơ tử cung: Là những khối u lành tính hình thành ở phía ngoài, phía trong hoặc bên trong thành tử cung. Khối u xơ nằm trong thành tử cung có thể gây ra đau.
11. Đau bụng kinh làm sao hết?
Thay đổi lối sống là cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả, bao gồm việc tập thể dục, ngủ đủ giấc và giải tỏa áp lực. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị triệu chứng. Các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc cân bằng nội tiết tố (như thuốc tránh thai) hay thuốc hoạt huyết, thường được sử dụng.
Nếu như dùng thuốc không thể hạn chế cơn đau thì phương hướng điều trị sẽ tập trung vào việc tìm và loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đau. Đôi khi bệnh nhân phải cần làm phẫu thuật.
12. Những loại thuốc điều trị đau bụng kinh là gì?
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc thường dùng trong chữa trị đau bụng kinh. Các thuốc nhóm này có tác dụng ức chế sản sinh prostaglandins đồng thời làm giảm tác dụng của chúng, từ đó có thể hạn chế xảy ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.
NSAID thể hiện hoạt tính cao nhất khi sử dụng vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt hoặc ngay khi dấu hiệu đau xảy ra. Thời gian sử dụng thuốc chỉ dao động trong 1 hoặc 2 ngày. Phụ nữ bị rối loạn chảy máu, hen suyễn, tổn thương gan, dị ứng với aspirin, viêm loét dạ dày, là những đối tượng không nên dùng NSAID.
Dù là đau bụng kinh dạng nào đi chăng nữa thì việc máu huyết bị ứ trệ trong cơ thể, không thoát ra được là tác nhân chính gây đau bụng hành kinh. Khi huyết ứ trong cơ thể gây nên tình trạng đau tức bụng tại thời điểm trước và mới hành kinh.
Theo Đông y, cả hai tình trạng huyết ứ và huyết hư đều có thể cải thiện bằng cách sử dụng các sản phẩm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Tác dụng tăng cường lưu thông máu và tán ứ sẽ trực tiếp giảm các triệu chứng đau bụng dần dần theo thời gian, do ngưỡng đau giảm dần theo chu kỳ khiến người dùng không cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau trong quá trình hành kinh. Không những thế, bổ huyết lâu dài sẽ làm kinh nguyệt sẽ đều hơn, không còn đau đớn khó chịu.
13. Khi nào mới cần thực hiện phẫu thuật để điều trị đau bụng kinh?
Nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc đến phẫu thuật. Lựa chọn loại phẫu thuật nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng kinh.
Nếu xuất phát từ u xơ tử cung hoặc mô lạc nội mạc tử cung, có thể dùng phẫu thuật để giải quyết. Phẫu thuật cắt tử cung là biện pháp cuối cùng, có thể cân nhắc thực hiện nếu các phương pháp khác đều thất bại và xảy ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội.