Tê mỏi chân tay bất thường, khi không bị tỳ đè hay lao động nặng, đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh và xương khớp. Tìm hiểu tê mỏi chân tay là bệnh gì để điều trị đúng cách.
Tê mỏi chân tay là bệnh gi?
MỤC LỤC:
-
Tê mỏi chân tay là bệnh gì?
-
Triệu chứng của tê mỏi chân tay
-
Tê mỏi chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?
-
Các biện pháp điều trị tê mỏi chân tay
|
Tê mỏi chân tay là bệnh gì?
Tê mỏi chân tay là một rối loạn “dị cảm”, biểu hiện bởi tình trạng mất cảm giác và mỏi cơ, thường gặp phải ở người ít vận động hoặc đang có vấn đề về xương khớp.
Tình trạng này thường xuất hiện do các rối loạn ở cơ bắp, mô mềm xung quanh các dây chằng và gân. Kết quả là các dây thần kinh tại đó bị tổn thương, gây cảm giá tê buốt, mỏi và đau nhức.
Triệu chứng của tê mỏi chân tay
Tê mỏi chân tay thường xuất hiện vào cuối ngày, trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm khi ngủ dậy.
Chân tay tê bì, nhức mỏi khiến cơ thể trở nên nặng nề, chậm chạm, mệt mỏi, uể oải. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc. Ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ thường gặp trong nhiều trường hợp.
Ở mức độ nhẹ, tình trạng tê mỏi chủ yếu là cảm giác kiến bò, thỉnh thoảng bị tê buốt và chuột rút, xảy ra bất chợt không báo trước.
Bệnh trở nên nặng hơn khiến cho cảm giác tê buốt càng tăng, thậm chí hình thành các cơn đau kéo sang cánh tay, cẳng tay, khắp vùng chân và mông, thắt lưng.
Mỏi cơ và mất cảm giác, khó điều khiển và vận động là những biến chứng có thể gặp khi bệnh tiến triển.
Chèn ép dây thần kinh gây tình trạng tê mỏi chân tay
Tê mỏi chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?
Hội chứng tê bì tay chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, từ hội chứng ống cổ tay đến các bệnh về mạch máu.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do dây thần kinh hoặc các mô khác bị chèn ép bởi tổn thương, bệnh tật hoặc chấn thương.
Các bệnh lý gây tê mỏi chân tay bao gồm:
Bệnh lý xương khớp
Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, viêm khớp, chấn thương xương khớp do tụ máu vết thương… đều gây tê mỏi chân tay.
Biến chứng của các bệnh lý khác
Một số bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, các bệnh về gan, thận…
Do thiếu chất
Thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, gây mỏi và yếu cơ.
Lối sống và thói quen
Đặc biệt là do nghề nghiệp như lao động bằng chân tay, khuân vác nhiều; người lười vận động; nhân viên công sở; tài xế hoặc những người làm trong ngành thủy sản thường xuyên phải tiếp xúc với đá lạnh…
Loãng xương là một nguyên nhân gây tình trạng tê mỏi chân tay
Các biện pháp điều trị tê mỏi chân tay
Để có thể kiểm soát hiệu quả và nhanh chóng tình trạng tê mỏi chân tay, việc thăm khám sớm và xác định nguyên nhân bệnh lý là điều vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, thay đổi lối sống, luyện tập và bổ sung dinh dưỡng cũng là các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
1. Dùng thuốc Tây
Thuốc giảm đau và chống viêm: Nhóm thuốc này giúp giảm đau và viêm nếu tê mỏi chân tay là do viêm nhiễm hoặc viêm khớp.
Thuốc giãn cơ: Trong trường hợp tê mỏi do cơ bắp căng thẳng, các loại thuốc giãn cơ giúp giảm cảm giác tê mỏi.
Thuốc cải thiện tuần hoàn máu: Sử dụng thuốc cải thiện tuần hoàn máu khi tê mỏi là kết quả của vấn đề về tuần hoàn.
Thuốc chống co giật: Tê mỏi do co giật cơ bắp, thì cần dùng thuốc để giảm tần số và cường độ của co giật.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali, canxi như tôm, cá, cua… các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B6, B12) giúp tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận của cơ thể, nhằm giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh các cơ, khớp.
3. Vật lý trị liệu
Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng và vật liệu trị liệu đều đặn cũng sẽ giúp giảm tê mỏi chân tay.
4. Bài thuốc phong tê thấp Đông y
Nguyên nhân gây tê mỏi chân tay là do khí huyết bị ứ trệ, kinh lạc bất túc, cản trở việc nuôi dưỡng cơ thể, đặc biệt là ở các chi.
Các vị thuốc như đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, quế chi, thương truật, thổ phục linh... được sử dụng rộng rãi trong Đông y với công dụng thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp. Thuốc tác động toàn diện vào căn nguyên gây bệnh,
giảm hiệu quả các triệu chứng đau nhức, sưng khớp, tê bì tay chân, mệt mỏi do lưu thông khí huyết kém.
Các loại thuốc điều trị tê mỏi chân tay Đông y là sự kết hợp giữa tính hiệu quả của bài thuốc cổ phương và công nghệ sản xuất bào chế hiện đại, tạo nên Thuốc Phong Tê Thấp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Phong Tê Thấp Đông y dạng viên nén (ví dụ: Phong Tê Thấp Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Những người đang có tình trạng tê mỏi chân tay, đau nhức ảnh hưởng tới lao động và chất lượng cuộc sống có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/te-moi-chan-tay-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong-va-dieu-tri-ra-sao-n24251.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
PHONG TÊ THẤP NHẤT NHẤT
Điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Thành phần
(Cho một viên nén bao phim):
Mã tiền chế (Semen Strychni) 84mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 84mg, Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) 84mg, Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae) 72mg, Quế chi (Ramulus Cinnamomi) 48mg, Thương truật (Rhizoma Atractylodis) 96mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 96mg, Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis glabrae) 120mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng:
Trừ tê thấp, đau nhức, sưng khớp.
Chỉ định:
Điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Liều dùng - Cách dùng:
Uống thuốc sau khi ăn.
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em từ 8-15 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
*Lưu ý: Cấm dùng quá liều quy định.
Chống chỉ định: Trẻ dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Phụ nữ cho con bú.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất.
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 14e/2023/XNQC/YDCT
Phong Tê Thấp Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
Xem thêm : https://nhatnhat.com/phong-te-thap-nhat-nhat.html
|