Tê bì chân tay là hiện tượng cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, châm chích, mất cảm giác một phần hoặc toàn phần ở chân hoặc tay.
Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vùng cơ thể, do dây thần kinh gặp vấn đề khi truyền thông tin đến não.
Các yếu tố nguy cơ
-
Chấn thương: Tình trạng tổn thương tay, chân, cột sống, hông, mắt cá do tai nạn giao thông, lao động hoặc tai nạn thể thao
-
Sai tư thế: Ngồi/đứng một chỗ quá lâu, nằm ngủ nghiêng một bên, khuân vác vật nặng, thói quen kê gối cao hoặc mang giày cao gót
-
Yếu tố lối sống: Mặc đồ quá bó, căng thẳng kéo dài hoặc thời tiết thay đổi đột ngột khiến da trở nên mẫn cảm hơn, dễ gây ngứa và tê bì chân tay
-
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể gây mẫn cảm, ức chế thần kinh và gây tình trạng tê tay chân
-
Phụ nữ mang thai: Ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi chèn ép mạch máu và rễ thần kinh, khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn, gây cảm giác tê bì và chuột rút, thường vào ban đêm.
-
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Sự thiếu hụt vitamin B12, Kali hoặc Magie trong cơ thể gây ra tình trạng tê ngứa ở cả tay và chân.
-
Lạm dụng rượu bia: Rượu bia là tác nhân phá hủy mô xung quanh cơ thể, bao gồm hệ thống dây thần kinh.
Ảnh hưởng của tình trạng tê bì tay chân
Thời gian đầu, cảm giác tê bì, ngứa ran ở chân tay không quá nghiêm trọng nên người bệnh có khuynh hướng xem nhẹ.
Nếu để kéo dài, triệu chứng trở nên nặng hơn, gây ra hàng loạt ảnh hưởng tới sức khỏe như:
-
Cảm giác đau buốt, tê nhức kéo dài có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống, suy giảm chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
-
Ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc và việc đi lại hằng ngày.
-
Nếu không được điều trị, tê bì tay chân có thể dẫn tới teo cơ, liệt chi, mất khả năng vận động hoặc rối loạn tiểu tiện.
-
Hình thành các khối u ác tính chèn ép vào hệ thống dây thần kinh, gây đau đớn và mất khả năng vận động.
Các thuốc điều trị tê bì chân tay
Điều trị tê bì tay chân thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc giảm đau
Paracetamol: thường đươc dùng nhất, giúp giảm cơn đau nhức nhẹ đến trung bình.
Thuốc kháng viêm không steroid như Ibuprofen hoặc Naproxen
Thuốc chống viêm
Corticosteroids: được chỉ định cho các trường hợp tê bì do viêm dây thần kinh hoặc viêm khớp.
Thuốc điều trị nguyên nhân
Vitamin B12: Nếu tê bì do thiếu vitamin B12, bổ sung vitamin này có thể cải thiện tình trạng.
Thuốc tiểu đường: thuốc điều trị tiểu đường như Metformin có thể giúp kiểm soát tình trạng tê bì chân tay do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.
Thuốc giãn cơ
Cyclobenzaprine hoặc Baclofen: Giúp
giảm căng cơ và cải thiện lưu thông máu.
Thuốc chống trầm cảm
Một số loại thuốc chống trầm cảm như Duloxetine có thể được kê đơn để giảm triệu chứng tê bì do tổn thương thần kinh.
Biện pháp điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị triệu chứng và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ tiến triển, một số biện pháp bổ sung khác có thể được chỉ đinh kết hợp đồng thời để đạt được những hiệu quả mong muốn.
Các liệu pháp bổ sung
Châm cứu và vật lý trị liệu: các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh và linh hoạt của các chi.
Chườm lạnh: giúp làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu đến vùng bị tê, đồng thời làm dịu cảm giác đau và tê bì, đặc biệt trong chấn thương hoặc viêm.
Chườm nóng: Sử dụng túi nước nóng, khăn ấm hoặc miếng dán nhiệt, chườm lên vùng bị tê bì trong khoảng 15-20 phút giúp tăng lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng.
Châm cứu: phương pháp trị liệu có tác dụng giảm đau và cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm triệu chứng tê bì.
Xoa bóp bấm huyệt: vùng bị tê bì có thể giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu.
Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng
Giảm thiểu căng thẳng: Hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức, thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc đi du lịch. Việc này vừa cải thiện tinh thần, vừa xoa dịu cảm giác tê bì, khó chịu.
Tránh vận động quá mức: Nghỉ ngơi hợp lý, giảm cử động nặng hoặc sử dụng khớp tay và chân bị tê quá nhiều, nhằm hạn chế cơn đau gia tăng.
Thực hiện bài tập nhẹ nhàng như aerobic, yoga và pilate để tăng cường chức năng vận động xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung các thực phẩm có khả năng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, chức năng thần kinh và cải thiện độ bền mạch máu như vitamin D, Canxi, vitamin K, Magie, Glucosamine.
Bổ sung vitamin B12 giúp giảm tê bì tay chân do thiếu vitamin
Giảm tê bì chân tay bằng thuốc Hoạt huyết từ thảo dược
Theo Đông y, tê bì tay chân thuộc phạm vi chứng “ma mộc” để chỉ tứ chi khi bị rối loạn cảm giác kiểu dị cảm kiến bò.
Trong đó, ma được hiểu là da bị tê bì nhưng vẫn cảm nhận được và chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Còn mộc là tình trạng nặng hơn, khi mà tay chân dần mất hết cảm giác, không cảm nhận được cảm giác đau, nóng lạnh khi thay đổi nhiệt độ hay có tác động từ bên ngoài.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tê bì tay chân như: khí huyết kém, ứ trệ, do ngoại tà xâm nhập hoặc do cơ thể suy nhược, bệnh yếu lâu ngày,..
Vì vậy mà y học xưa điều trị triệu chứng tê bì tay chân chủ yếu dựa trên nguyên tắc: hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc, trừ thấp kết hợp với bổ can thận, nâng cao thể trạng.
Đông y có bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu có hiệu quả trong trị các chứng huyết hư, ứ trệ, trong đó có tê bì chân tay do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.
Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu còn có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ; hỗ trợ
phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Hiện nay, bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/thuoc-dieu-tri-te-bi-chan-tay-gom-nhung-loai-nao-hieu-qua-ra-sao-n28110.html