Chuyên gia của Dược phẩm Nhất Nhất giải đáp thắc mắc “Chóng mặt là bị gì?” và hướng dẫn các giải pháp xử trí điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Giải đáp câu hỏi “Chóng mặt là bị gì?” giúp tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả
Câu hỏi: Dạo gần đây em hay bị chóng mặt, thậm chí phải bám vào tường để đi cho khỏi ngã. Cho em hỏi chóng mặt là bị gì, có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào ạ? (Thu Hương, Bắc Ninh).
Chuyên gia của Dược phẩm Nhất Nhất giải đáp:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Dược phẩm Nhất Nhất.
Trong câu hỏi của bạn có đề cập đến việc bạn bị chóng mặt và “phải bám vào tường để đi cho khỏi ngã”. Đây là giải pháp tình thế hiệu quả, tuy nhiên cần xác định được nguyên nhân gây ra chóng mặt để xử trí đúng cách và phòng ngừa tái phát.
Chóng mặt là bị gì?
Trước hết, cần hiểu chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh và vấn đề sức khỏe, điển hình như:
Viêm tai trong
Tai trong không chỉ giúp kiểm soát thính giác mà còn có vai trò cân bằng cơ thể. Viêm tai trong do virus, vi khuẩn dẫn đến suy giảm thính giác, chóng mặt, mất thăng bằng.
>> Xem thêm Chớ chủ quan với chóng mặt thay đổi tư thế
Chóng mặt có thể là do vấn đề ở tai trong, tiền đình
Từng bị chấn thương đầu
Những người từng bị chấn thương ở đầu có thể bị rối loạn tai trong dẫn đến hoa mắt chóng mặt.
Viêm dây thần kinh tiền đình
Viêm dây thần kinh tiền đình là viêm xảy ra ở một phần dây thần kinh tai liên kết với não bộ. Viêm dây thần kinh tiền đình gây mất cân bằng, đau đầu, buồn nôn và chóng mặt.
Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình gây chóng mặt dữ dội kèm buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và âm thanh mạnh. Rối loạn tiền đình thường do viêm dây thần kinh số 8, thoái hóa, viêm tai giữa…
Huyết áp thấp
Chóng mặt đi kèm khó thở, thở dốc khi vận động là dấu hiệu của huyết áp thấp. Huyết áp thấp khiến máu không cung cấp lên não đủ, gây choáng váng, mất thăng bằng.
Tác dụng phụ của thuốc
Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị bệnh tim mạch, thần kinh, huyết áp.
Căng thẳng
Căng thẳng trong công việc cũng có thể dẫn đến chóng mặt
Suy nhược cơ thể
Cơ thể suy nhược, ốm yếu thường có biểu hiện như sắc mặt xanh xao, chóng mặt, sức yếu, dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, tay chân lạnh… Đây là nguyên nhân phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do các triệu chứng tương tự như nhiều bệnh lý khác.
Chóng mặt có nguy hiểm không?
Chóng mặt tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương. Ngoài ra, chóng mặt là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe, do vậy, không nên chủ quan lơ là, không điều trị kẻo dẫn đến những biến chứng lâu dài.
Cách khắc phục tình trạng chóng mặt
Câu hỏi của bạn không nói rõ các triệu chứng khác kèm theo, nên rất khó để nhận biết nguyên nhân chóng mặt là gì. Biết được nguyên nhân sẽ giúp tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Trong trường hợp cơn chóng mặt kèm theo nhiều biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong thời gian chưa sắp xếp được lịch thăm khám, hoặc các cơn chóng mặt không kèm theo triệu chứng khác, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để khắc phục.
1. Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hay đứng, bạn nên thực hiện từ từ, chậm rãi cho cơ thể thích nghi dần.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Sau khi bị chóng mặt, nên uống trà gừng, trà chanh mật ong hoặc đơn giản là uống một cốc nước ấm để giúp tăng cường tuần hoàn máu và làm ấm cơ thể. Biện pháp đơn giản này sẽ giúp giảm chóng mặt nhanh chóng, nhất là chóng mặt do huyết áp thấp hay do suy nhược cơ thể.
Uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục điều độ, vừa sức giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường tuần hoàn máu.
4. Dùng thuốc Tây
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định để trị chóng mặt:
-
Nhóm thuốc kháng sinh, thuốc glucocorticoid
-
Nhóm thuốc kháng histamin
-
Nhóm thuốc kháng tiết cholin
-
Nhóm thuốc đối kháng canxi có chọn lọc
-
Nhóm thuốc lợi tiểu
-
Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não.
5. Dùng thuốc Đông y
Như đã phân tích ở trên, suy nhược cơ thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chóng mặt, sức yếu, sắc mặt xanh xao, mệt mỏi… Nếu bạn bị chóng mặt kèm theo các triệu chứng này, có thể tham khảo sử dụng thuốc Thập Toàn Đại Bổ.
Thập Toàn Đại Bổ có nguồn gốc từ bài thuốc Thập toàn đại bổ nổi tiếng trong Đông y với 10 vị thuốc quý, có hiệu quả cao với các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, phụ nữ mới sinh…
Thuốc Thập Toàn Đại Bổ được sản xuất dạng viên nén tiện dụng có bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề chóng mặt. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm hiểu được nguyên nhân cũng như giải pháp cho tình trạng của mình.
Chúc bạn luôn khỏe!
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tu-van-chuyen-gia-chong-mat-la-bi-gi-va-giai-phap-khac-phuc-n8954.html
.png)
Thập toàn đại bổ Nhất Nhất
Thành phần: cho 1 viên nén bao phim
Cao khô hỗn hợp dược liệu 660mg tương đương:
1. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephaloe) 275mg,
2. Đảng sâm (Radix Colonopsis pilosulae) 413mg,
3. Phục linh (Poria) 220mg,
4. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 220mg,
5. Đương quy (Radix Anglicae sinensis) 275mg,
6. Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 220mg,
7. Bạch thược (Radix Paeoniae alba) 275mg,
8. Thục địa (Radix Rehmanniae praeparata) 413mg,
9. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 413mg
10. Quế vỏ (Cortex Cinnamomi) 275mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh
Liều dùng – Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Sản xuất tại:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020
|