Bổ sung kẽm cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không nhiều người biết uống kẽm bao lâu thì dừng.
Cho trẻ uống kẽm bao lâu thì dừng là câu hỏi nhiều cha mẹ quan tâm
Vai trò của kẽm với trẻ nhỏ
Kẽm là khoáng chất đặc biệt cần thiết cho trẻ vì có liên quan đến hầu hết các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao, cơ bắp, sức đề kháng và thần kinh của trẻ nhỏ.
Một số vai trò quan trọng của kẽm có thể kể đến:
-
Giúp trẻ ăn ngon hơn, tăng cường vị giác. Đây cũng là lí do vì sao khi trẻ thiếu kẽm lại thường biếng ăn.
-
Tăng cường hấp thu, tổng hợp chất đạm. Từ đó, kích thích sự phát triển của cơ bắp và trí não.
-
Kẽm có khả năng vận chuyển canxi, giúp ổn định hoạt động của não bộ và thần kinh, đồng thời hỗ trợ phát triển hệ xương cho trẻ.
-
Duy trì hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì kẽm tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào miễn dịch lympho B và lympho T tạo nên hàng rào vững chắc chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm
Biểu hiện thường thấy khi trẻ
cơ thể thiếu kẽm đó là chậm lớn, có thể suy dinh dưỡng nhẹ. Ban đầu trẻ chán ăn, giảm bú, ngại ăn thịt cá, có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ. Về đêm trẻ thường khó ngủ, thức giấc nhiều lần.
Trẻ cũng thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm mũi họng, viêm phế quản. Khi mắc bệnh, bệnh cũng kéo dài và hay tái phát.
Khi nhận thấy trẻ bị thiếu kẽm, cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm (thịt bò, hải sản, các loại hạt, trứng, sữa…) và các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa kẽm.
Biếng ăn, chậm lớn là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu kẽm
Uống kẽm bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, nhu cầu kẽm cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi. Cụ thể:
-
Trẻ dưới 6 tháng: 2 mg/ngày
-
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 3 mg/ngày
-
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3 – 5 mg/ngày
-
Trẻ từ 4 – 13 tuổi: 5 - 8 mg/ngày
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, việc bổ sung kẽm cần thận trọng hơn. Trong những ngày này, nhu cầu kẽm của trẻ có thể tăng lên tới 10mg/ngày với trẻ dưới 6 tháng tuổi và 20 mg/ngày với trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên bổ sung kẽm với liều cao như vậy chỉ nên kéo dài trong 14 ngày liên tiếp rồi dừng lại.
Tốt nhất trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
>> Xem thêm Bổ sung kẽm như thế nào cho đúng để tăng cường đề kháng?
Uống kẽm bao lâu thì dừng?
Không giống các loại vitamin và khoáng chất khác có thể bổ sung theo đợt, kẽm lại là chất cần bổ sung hàng ngày. Nguyên nhân là do cơ thể không thể tự sản xuất và tích trữ kẽm, mà cần được nạp vào cơ thể thường xuyên.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm, do chế độ ăn thiếu những loại thực phẩm giàu kẽm. Do đó, để đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho sự phát triển của trẻ, nhiều cha mẹ đã chọn giải pháp là sử dụng các loại viên uống chứa kẽm hay các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa kẽm.
Kẽm cần được bổ sung hàng ngày thông qua thức ăn hoặc viên uống bổ sung
Nên uống kẽm vào lúc nào trong ngày?
Bổ sung viên uống chứa kẽm khi bụng đói có thể gây rối loạn tiêu hóa, nên cha mẹ lưu ý hãy cho con uống kẽm khi no. Thời điểm tốt nhất là trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.
Trong trường hợp trẻ đang uống canxi hoặc sắt thì nên uống cách thời điểm uống kẽm khoảng 2 tiếng để tránh ảnh hưởng tới sự hấp thu các khoáng chất.
Các loại kẽm được ưa chuộng trên thị trường
Hiện nay có rất nhiều chế phẩm bổ sung kẽm với những ưu nhược điểm khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là:
-
Kẽm sulfate: Đây là chế phẩm kẽm vô cơ thông dụng trước đây. Chúng có ưu điểm là giá thành rẻ nhưng độ tan kém nên khả năng hấp thu thấp, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Vì thế hiện nay, các sản phẩm kẽm vô cơ không còn được ưa chuộng.
-
Kẽm citrate: Là chế phẩm kẽm hữu cơ nên khả năng hấp thu của kẽm citrat cải thiện hơn, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng kích ứng đường tiêu hóa so với kẽm vô cơ. Tuy nhiên kẽm citrate lại có vị kim loại khá rõ nên gây khó chịu khi uống.
-
Kẽm gluconate (ZinC Gluconate): Đây cũng là chế phẩm kẽm hữu cơ như kẽm citrate, nhưng có cải thiện rõ rệt về mùi vị. Nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ ion cân bằng trong phân tử kẽm gluconate làm giảm thiểu tối đa mùi kim loại của chế phẩm này. Do đó, kẽm gluconate được nhiều người lựa chọn hơn.
Cấu trúc ion cân bằng giúp kẽm gluconate có mùi vị dễ chịu
Lưu ý khi lựa chọn viên uống chứa kẽm
Do có nhiều ưu điểm và khả năng hấp thu cao nên kẽm gluconate là loại kẽm được nhiều gia đình lựa chọn để bổ sung kẽm cho trẻ.
Để chọn được sản phẩm có hiệu quả, an toàn, cha mẹ nên ưu tiên sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi các công ty dược uy tín. Tiêu biểu như ZinC Gluconate của Dược phẩm Nhất Nhất.
ZinC Gluconate hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo để bổ sung cho trẻ và cả gia đình.
Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/uong-kem-bao-lau-thi-dung-dieu-don-gian-nhung-it-nguoi-biet-n13548.html
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT
- Bổ sung Kẽm
- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén):
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường
chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng:
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang
cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu
kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể
nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính)
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số Giấy tiếp nhận đăng ký CBSP: 8/2021/ĐKSP
|