Thiếu kẽm ở trẻ em là tình trạng phổ biến mà nhiều bố mẹ không nhận ra. Nhận biết hệ quả khi bé bị thiếu kẽm và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ
Thiếu kẽm ở trẻ em là gì?
Thiếu kẽm là khi cơ thể trẻ em không có đủ khoáng chất kẽm. Kẽm rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, khả năng chữa lành vết thương và khả năng tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Thiếu kẽm có thể gây ra một số thay đổi trên da có thể nhìn tương tự như bệnh chàm. Ở trẻ, có thể bố mẹ nhìn thấy các vết nứt hoặc có vẻ sáng hơn trên da, thường thấy ở vùng quanh miệng, vùng da hay mặc bỉm hoặc ở tay. Vết phát ban không giảm khi dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi.
Bị thiếu kẽm còn có thể gây ra một số triệu chứng ở trẻ nhỏ như:
-
Tiêu chảy
-
Ăn không ngon miệng, biếng ăn
-
Chậm tăng cân
-
Dễ bị ốm vặt do sức đề kháng và hệ miễn dịch bị ảnh hưởng
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em
Một số người có thể không hấp thu đủ lượng kẽm đủ so với nhu cầu hàng ngày từ chế độ ăn uống. Bởi bổ sung đạm protein sẽ giúp thúc đẩy cơ thể tăng hấp thu kẽm. Nếu trẻ không chịu ăn thịt chỉ ăn đồ ăn chay có thể sẽ có nguy cơ thiếu kẽm. Trẻ lười ăn hoặc có chế độ ăn kém dinh dưỡng hoặc đối với trẻ trên 6 tháng mà chỉ bú mẹ hoàn toàn cũng dễ bị thiếu kẽm.
Thiếu kẽm có thể xảy ra ở những người có vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng. Việc bị mắc một số bệnh đường ruột hay đang sử dụng một số loại thuốc cũng ảnh hưởng tới khả năng thiếu kẽm ở trẻ em.
Tầm quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé
Kẽm rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ quan sinh sản và não bộ, đồng thời đóng vai trò trong một số hoạt động thường ngày của hệ miễn dịch cũng như nhiều chức năng khác trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu kẽm ở trẻ có ảnh hưởng tới việc giảm phát triển, dễ bị cảm lạnh và suy giảm khả năng miễn dịch.
Thiếu kẽm ở trẻ em gặp nhiều ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo thì có tới 70% trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học bị thiếu kẽm.
Bổ sung kẽm đầy đủ cho bé từ thực phẩm hay viên uống được xem có tác động tích cực tới cả chiều cao và cân nặng cho bé. Thậm chí kẽm còn có hiệu quả rõ rệt ở những bé vốn bị chậm phát triển và nhẹ cân.
Các nhà khoa học cho biết khó để định lượng tác động của kẽm tới các chỉ số phát triển của trẻ. Tuy nhiên, họ trích dẫn ví dụ về một nghiên cứu ở Guatemala (Mỹ) cho thấy bổ sung kẽm trong 3 năm (từ 3 đến 36 tháng tuổi) có thể tăng thêm gần 3 cm chiều cao ở trẻ.
>> Xem thêm 7 Loại thực phẩm giàu kẽm và dễ hấp thu
Cách chẩn đoán trẻ bị thiếu kẽm
Có thể đưa trẻ đi khám để chẩn đoán tình trạng thiếu kẽm
Nếu bạn nghi ngờ con mình đang bị thiếu kẽm có thể đưa trẻ đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, dù kết quả có thể không chuẩn xác đối với người bị thiếu máu nhẹ.
Thông thường, cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng thiếu kẽm là theo dõi xem các triệu chứng có cải thiện bằng cach bổ sung kẽm hay không. Nếu như trẻ bị các vấn đề về da nghi ngờ bị thiếu kẽm, thì các triệu chứng này có thể sẽ bắt đầu khỏi chỉ trong vòng 72 giờ sau khi uống bổ sung viên kẽm.
Điều trị thiếu kẽm như thế nào?
Thường để bổ sung kẽm cần phải uống viên kẽm dưới dạng viên nén hoặc viên con nhộng. Tùy thuộc vào mức độ thiếu mà bác sĩ sẽ đề nghị liều lượng phù hợp. Kẽm cũng có thể được bổ sung từ một số loại thuốc bổ tổng hợp có nhiều thành phần vitamin và khoáng chất trong đó có kẽm.
Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kẽm cho trẻ. Bởi bổ sung dư thừa kẽm có thể dẫn tới tiêu chảy hoặc nôn mửa đồng thời có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu một số chất khác như đồng và sắt. Bạn không nên dùng quá 40mg kẽm nguyên tố mỗi ngày, trừ khi được bác sĩ chỉ định.
Phương pháp bổ sung kẽm cho trẻ
Một số loại thực phẩm giàu kẽm mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn cho bé
Một số loại thực phẩm giàu kẽm bạn có thể cân nhắc bổ sung hàng ngày cho trẻ. Đó là: hàu, thịt đỏ và cá. Lượng nhỏ kẽm được tìm thấy trong ngũ cốc, các loại đậu, thực phẩm từ sữa và hạt.
Ngoài ra có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung một số loại viên kẽm bổ sung cho trẻ. Hiện nay, các
chất bổ sung kẽm có thể chứa một số dạng kẽm gồm:
-
Kẽm sulfat
-
Kẽm axetat
-
Kẽm gluconate
Nên lựa chọn hợp chất kẽm gluconat có khả năng giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có xuất xứ uy tín, được sản xuất bởi nhà máy chuẩn GMP-WHO và có giấy phép đăng ký ở Việt Nam. Sử dụng đúng hướng dẫn để đảm bảo đủ kẽm cho bé mà không bị tác dụng phụ không mong muốn.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dung-de-thieu-kem-o-tre-em-lam-anh-huong-toi-kha-nang-phat-trien-n1732.html
ZinC Gluconate Nhất Nhất
- Bổ sung Kẽm
- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén):
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Công dụng:
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng:
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính)
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số Giấy tiếp nhận đăng ký CBSP: 8/2021/ĐKSP
|