Ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào ngày Tết có thể dẫn đến nhiệt miệng, gây đau đớn và khó chịu. Vậy khi bị nhiệt miệng nên ăn gì để giảm đau và vết loét nhanh khỏi.
Giải đáp câu hỏi "Nhiệt miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi?"
Nguyên nhân nhiệt miệng thường gặp
Nhiệt miệng có thể xảy ra với bất cứ ai. Chúng gây ra các cơn đau nhức, đặc biệt là khi bạn ăn các thực phẩm chua hoặc cay. Nếu bị nặng, chỉ cần chạm phải vết nhiệt hay uống nước cũng có thể gây đau đớn.
Nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng vẫn chưa xác định. Tuy nhiên một số yếu tố góp phần tạo nên tình trạng này có thể kể đến:
-
Căng thẳng, thiếu ngủ
-
Hệ thống miễn dịch yếu
-
Mất cân bằng nội tiết tố
-
Thay đổi hormon trong chu kỳ kinh nguyệt
-
Dị ứng với các sản phẩm nha khoa
-
Chế độ ăn uống mất cân bằng: thiếu axit folic, sắt, kẽm và vitamin B12
-
Tổn thương do vệ sinh răng miệng (đánh răng quá mạnh với bàn chải cứng, nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate)
-
Lỡ cắn phải má (hoặc lưỡi)...vô tình cắn phải má, đánh răng quá mạnh, thay đổi hormone hay căng thẳng,… dẫn tới niêm mạc miệng bị tổn thương.
-
Một nguyên nhân khác phổ biến hơn là do bạn đã ăn đồ nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc các thức ăn cay, chua trong dịp Tết.
Thường xuyên ăn các đồ chiên rán, đồ chua ngày Tết dễ dẫn tới nhiệt miệng
Tình trạng nhiệt miệng, loét miệng khá phổ biến ở trẻ em và thường không quá nghiêm trọng. Các nhà khoa học cho rằng, đây là kết quả của hoạt động tự miễn (các tế bào bạch cầu tự tấn công cơ thể). Bạn thường bị nhiệt miệng một cách ngẫu nhiên vì đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại các virus gây bệnh.
>> Xem thêm Điều trị hiệu quả nhiệt miệng bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Khi bị nhiệt miệng nên uống gì và ăn gì?
Hầu hết các vết nhiệt miệng sẽ tự lành trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn vì vết nhiệt, hãy thử áp dụng một vài biện pháp dưới đây:
-
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hơn sẽ giúp giữ cho lớp niêm mạc miệng khỏe mạnh và chóng lành.
-
Bổ sung các chất dinh dưỡng: Bổ sung vitamin C, B12. Uống nước cam, chanh, ăn nhiều rau cải xanh để tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể. Vitamin B12 được tìm thấy trong pho mai, sữa, hàu, ngao, thịt bò, gan và cá. Chất dinh dưỡng này hỗ trợ não và hệ thần kinh, giúp hoạt động bình thường và có vai trò quan trọng trong việc tái tạo hồng cầu. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.
Uống nhiều nước sẽ tốt cho người bệnh nhiệt miệng
-
Hạn chế các món chua, cay, thực phẩm chế biến sẵn và các món chiên xào nhiều dầu mỡ: Các món ăn này có thể khiến cho vết nhiệt thêm đau, rát.
-
Một số thực phẩm nên tránh: các loại có cạnh sắc nhọn và thực phẩm chua, cay, mặn. Không nên nhai kẹo cao su vì sẽ làm kích ứng vết nhiệt. Đặc biệt kiêng nước đá lạnh.
-
Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng thường xuyên hơn, giữ vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp các vết nhiệt, vết loét chóng lành. Chăm sóc miệng cẩn thận, đánh răng đúng cách và sử dụng bàn chải mềm, không động chạm đến vết loét có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành. Duy trì vệ sinh răng miệng cũng là điều thiết yếu để ngăn vết loét bị nhiễm trùng.
-
Súc miệng nước muối: Súc miệng nước muối có thể giúp giảm đau, tránh nhiễm trùng, giúp vết nhiệt mau lành.
Trị nhiệt miệng bằng thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả mà an toàn
Trong khi Tây y chưa có thuốc nào có tác dụng đặc hiệu đối với tình trạng nhiệt miêng thì Đông y đã có thuốc Đông y thế hệ 2. Thuốc Đông y thế hệ 2 được sản xuất trên nền tảng bài thuốc bí truyền với hiệu quả vượt trội giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng được dùng điều trị Nhiệt miệng. Thuốc Đông y thế hệ 2 không chỉ làm giảm, hết các triệu chứng đau do viêm loét gây ra chỉ sau 3 ngày sử dụng. Trong nhiều trường hợp làm thanh nhiệt, giải độc có tác dụng kéo dài thời gian tái phát bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát hoàn toàn. Trên thị trường có nhiều sản phẩm đông y có tác dụng không rõ rệt nhưng cũng có những sản phẩm hiệu quả vượt trội như thuốc Đông y thế hệ 2 được sản xuất theo công thức gia truyền uy tín tại nhà máy chuẩn GMP-WHO. Bệnh nhân cần lựa chọn thông thái.
Nguyễn Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
KACHITA®
Điều trị hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 430mg cao khô tương đương: Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 255mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 255mg, Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) 255mg, Huyền sâm (Radix Scrophulariae) 255mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae Glutinosae) 255mg, Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae Suffruticosae) 255mg, Qua lâu nhân (Semen Trichosanthis) 255mg, Liên kiều (Fructus Forsythiae Suspensae) 255mg, Hoàng bá (Cortex Phellodendri) 645mg, Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 645mg, Bạch thược (Radix Paeoniae Lactiflorae) 255mg, Thạch cao (Gypsum fibroscum) 255mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng
Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
Liều dùng - Cách dùng:
Uống sau bữa ăn
Người lớn: uống 2 viên x 2 lần
Trẻ em dưới 12 tuổi: uống 2-3 lần x 1 viên
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Kachita phải có tác dụng rõ rệt sau 2-3 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0335/2017/XNQC/QLD
Chi tiết sản phẩm xem tại:
Thuốc Kachita