Ngoại tà bao gồm phong tà và hàn tà nhập ở mũi miệng, bì phu, truyền từ biểu vào lý, đôi khi có thể kèm theo cả thử thấp hoặc táo nhiệt.
Khi tà phạm vào đến khí phận, sẽ khiến cho khí huyết trở nên rối loạn, ứ trệ, chính khí suy giảm, chức năng tạng phủ cũng theo đó mà bị ảnh hưởng, dẫn tới mệt mỏi, chán ăn và nhiều triệu chứng khác.
Những yếu tố có thể tạo điều kiện cho phong hàn dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể đó là:
Một số tình trạng của cơ thể có thể làm cho khí huyết kém, thiếu chính khí, tạng phủ suy giảm do không được nuôi dưỡng. Chúng bao gồm:
Người bị cảm mạo do phong hàn thường xuất hiện các triệu chứng điển hình sau:
Cảm mạo phong hàn có thể được điều trị theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là các biện pháp chăm sóc và cải thiện triệu chứng tại nhà.
có thể được cải thiện bằng việc xoa bóp bấm huyệt vào một số vị trí cụ thể như:
Nếu có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau quanh rốn có thể xoa bóp thêm vị trí các huyệt Thiên khu, Chương môn.
Để kích thích các huyệt này, dùng tay bấm vào vị trí huyệt đạo từ 30 - 60 giây với lực ấn vừa phải, người bệnh cảm thấy đau nhẹ là được.
Xông hơi bằng nước lá
Xông hơi bằng một số loại nước lá có tác dụng thoát mồ hôi, đẩy ngoại tà ra bên ngoài và giải cảm rất hiệu quả. Có thể lựa chọn một trong các loại sau đây: Lá bạc hà, tía tô, kinh giới, sả, chanh, bưởi, lá tre, cúc tần…
Đem lá xông đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi.Xông hơi khi nước còn nóng, đến khi không còn hơi nóng bốc lên thì làm sạch lại cơ thể và thay quần áo. Khi xông cần lưu ý trùm kín người, tránh gió lùa khiến phòng hàn chạy ngược vào bên trong.
Ăn cháo giải cảm
Cháo nóng là một phương pháp tăng thân nhiệt, làm toát mồ hôi và giải cảm rất tốt. Người bị cảm mạo thường mệt mỏi, uể oải, cảm giác đắng mồm, đắng miệng, không muốn ăn uống. Một món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu như cháo sẽ hạn chế dạ dày bị kích thích, tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Để nấu cháo cho người bị cảm mạo phong hàn, có thể lựa chọn cháo hành hoặc cháo thịt bằm, gừng.
Ăn khi cháo còn ấm nóng, không nên ăn quá nóng hay quá nguội.
Đánh cảm
Đánh cảm là một trong những mẹo giải cảm tại nhà rất quen thuộc. Có thể sử dụng lá trầu không, dầu gió, rượu gừng - tóc rối, cám gạo rang nóng để đánh cảm cho người bị cảm mạo phong hàn.
Các bước thực hiện như sau:
-
Chà 20 - 30 lần vùng trán vuốt sang hai thái dương xuống má.
-
Chà xuôi 20 - 30 lần từ hai bên gáy xuống dọc hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và giữa sống lưng.
-
Chà xuôi từ vai xuống phía ngoài cẳng tay mu bàn tay khoảng 20 - 30 lần.
-
Chà xuôi 20 - 30 lần từ phía sau đùi, phía ngoài đùi xuống cẳng chân, bàn chân.
Điều trị bằng Thuốc Giải Cảm có thành phần thảo dược
Các bài thuốc trị cảm phong hàn đều dựa trên nguyên tắc chung là phát tán phong hàn, khai thông kinh lạc, điều hòa khí huyết từ đó tăng cường chính khí bên trong cơ thể.
Nhờ vậy, không những giúp khỏi bệnh mà còn tăng cường, phục hồi lại cơ thể một cách hiệu quả, nhanh chóng. Chính khí đầy đủ, ngoại tà không thể xâm phạm, vì thế mà ngăn ngừa tái phát cảm.
Đông y có bài thuốc giải cảm hiệu quả với thành phần gồm hỗn hợp các dược liệu như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung…
Sự kết hợp của các dược liệu này có tác dụng phát tán phong hàn, dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Hiện nay, bài thuốc giải cảm đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Giải Cảm dạng viên nén tiện sử dụng.
Giải Cảm dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/cam-mao-phong-han-la-gi-cac-bien-phap-chua-cam-nhanh-chong-n27724.html