Cúm A ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc, điều trị đúng để trẻ nhanh hồi phục.
Cúm A ở trẻ rất phổ biến ở Việt Nam
Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ
Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp gây ra bởi virus cúm A. Virus cúm A có nhiều chủng khác nhau, phổ biến nhất là các chủng: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9... Virus cúm A/H7N9 và A/H5N1 là các chủng nguồn gốc từ gia cầm, có khả năng lây lan nhanh, dễ chuyển thành dịch, có nguy cơ gây tử vong cao.
Một số triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Cha mẹ có thể nhận biết cúm A ở trẻ qua các dấu hiệu sau:
-
Sốt cao, có thể từ trên 38,5 độ C thậm chí 40 độ C
-
Nhức đầu
-
Viêm sưng, đau nhức vòm họng
-
Ho
-
Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
-
Đau nhức cơ thể, mệt mỏi
-
Có thể sưng hạch vùng hầu họng
Trẻ bị cúm A thường sốt cao, ớn lạnh
Cúm A ở trẻ 2 tuổi hoặc nhỏ hơn
-
Trẻ bị đau họng, ho, nghẹt mũi
-
Trẻ quấy khóc, bỏ bú hoặc ăn kém hơn
-
Trẻ sốt cao, mệt lả, li bì, nôn trớ nhiều
Trẻ dưới 2 tuổi chưa biết nói nên cần đặc biệt quan sát khả năng bú, ăn uống của trẻ để có biện pháp xử lý phù hợp.
Cúm A ở trẻ 3 tuổi trở lên
Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, sức đề kháng tốt hơn so với nhóm trẻ nhỏ, các biểu hiện cúm A thường gồm:
-
Trẻ sốt cao
-
Trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho
-
Trẻ quấy khóc, mệt mỏi
-
Trẻ chơi ít, nghịch ít
-
Biếng ăn, có thể nôn trớ
Triệu chứng của cúm A thường kéo dài từ 10 – 15 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt. Tuy nhiên thời gian kéo dài triệu chứng còn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng trẻ. Nếu bội nhiễm vi khuẩn thì các triệu chứng bệnh có thể nặng và kéo dài hơn.
Cúm A khác cảm lạnh như thế nào?
Các triệu chứng của cúm A có xu hướng nặng hơn so với cảm lạnh:
-
Triệu chứng xuất hiện đột ngột hơn
-
Sốt cao kèm run rẩy, ớn lạnh
-
Đau mỏi cơ thể nhiều
-
Trẻ mệt mỏi nhiều hơn
-
Thời gian diễn ra triệu chứng kéo dài hơn
Các triệu chứng của cảm lạnh thường gồm:
-
Sốt nhẹ
-
Sổ mũi, nghẹt mũi
-
Ho
Cúm A có khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, còn cảm lạnh thì thông thường sẽ tự hết sau vài ngày. Cũng có những triệu chứng tương tự cúm A, nhưng cúm B mức độ ít nghiêm trọng hơn.
Cần lưu ý, để chẩn đoán chính xác, cần phải thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế chuyên khoa.
>> Xem thêm Cảnh báo mức độ nguy hiểm của dịch cúm A và cách xử trí tại nhà
Cúm A được chẩn đoán chính xác bằng xét nghiệm
Cúm A ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Cúm A diễn biến nặng có thể dẫn đến một số triệu chứng như khó thở, thở nhanh, sốt cao co giật, rối loạn điện giải, biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí suy hô hấp nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Do vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi các triệu chứng bệnh của trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời và phù hợp.
Cúm A được xem là một căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ bởi một số nguyên nhân:
-
Dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn gây chủ quan trong khi tiến triển bệnh rất nhanh, có khả năng gây biến chứng nguy hiểm
-
Cúm A rất dễ lây lan, đặc biệt trong môi trường sinh hoạt chung, đồng thời virus cúm A cũng có khả năng tồn tại lâu bên ngoài môi trường.
Các biện pháp điều trị cúm A ở trẻ nhỏ
Các thuốc điều trị cúm A bao gồm thuốc kháng virus, các thuốc giảm triệu chứng, hỗ trợ nâng cao thể trạng cho trẻ.
1. Bù nước và điện giải
Trong trường hợp sốt cao, nôn trớ dẫn đến mất nước, trẻ cần được bù nước và điện giải bằng các chất lỏng như nước lọc, sữa và oresol.
2. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối
Nghẹt mũi, sổ mũi khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí khó ngủ. Vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng nước muối giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, làm thông thoáng đường thở để trẻ dễ chịu hơn.
Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi với dạng vòi xịt tia phun sương để vệ sinh mũi cho trẻ.
3. Thuốc kháng virus
Tùy vào mức độ bệnh và đánh giá nguy cơ xảy ra biến chứng mà bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc kháng virus nếu chẩn đoán chính xác trẻ mắc cúm A. Các thuốc này tuyệt đối không nên tự ý sử dụng.
Thuốc kháng virus giúp ngăn cản sự tấn công của virus, rút ngắn thời gian bệnh và dự phòng các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên thuốc chủ yếu chỉ có hiệu quả cao trong những ngày đầu mới xuất hiện triệu chứng.
4. Thuốc giảm ho, long đờm
Nếu trẻ có triệu chứng ho, đờm nhiều có thể sử dụng các siro trị ho, long đờm. Lưu ý không sử dụng các thuốc ngăn ngừa ho, bởi ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tống xuất đờm và các dị vật ra khỏi đường thở.
Trẻ bị ho có thể cho uống thuốc ho, long đờm
5. Thuốc kháng sinh
Cúm A thường kéo dài trong nhiều ngày rất dễ bội nhiễm vi khuẩn. Do vậy, khi có các triệu chứng cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh.
Nếu được kê thuốc kháng sinh, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ liều theo chỉ định, tránh bỏ dở thuốc.
6. Tăng đề kháng cho trẻ
Bổ sung tăng đề kháng nhằm tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cha mẹ có thể bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng có chứa kẽm, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác, đồng thời nên cho trẻ ăn các món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
7. Thuốc hạ sốt giảm đau
Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C hoặc kèm theo các triệu chứng mệt mỏi cần sử dụng thuốc hạ sốt để hạ thân nhiệt và giảm mệt mỏi.
Lưu ý, thuốc hạ sốt cần được dùng đúng liều quy định theo cân nặng. Khoảng cách liều tối thiểu khi sử dụng paracetamol khoảng 4 - 6 giờ, khoảng cách liều khi sử dụng ibuprofen khoảng 6 giờ.
Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, chưa dùng thuốc hạ sốt, thì có thể sử dụng miếng dán hạ sốt (hay miếng dán lạnh) để giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau.
Do không chứa thuốc nên miếng dán hạ sốt có thể được dùng kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C nhằm làm mát, giúp trẻ dễ chịu hơn, giúp ngăn ngừa các cơn co giật.
Cơ chế của miếng dán hạ sốt là giúp tản nhiệt ra ngoài. Với thành phần chủ yếu là hydrogel thân nước, hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài. Do đó, sử dụng miếng dán hạ sốt sẽ giúp làm mát da, giúp hạ nhiệt và hỗ trợ giảm sốt cho trẻ. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Ds. Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/canh-bao-cac-dau-hieu-cum-a-o-tre-va-cac-bien-phap-dieu-tri-phu-hop-n13882.html
Miếng dán hạ sốt Sakura đã có bán tại các nhà thuốc
Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt
Làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng hại da, an toàn khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ
Thành phần:
Aluminium glycinat, Glycerin, Natri polyacrylate, Menthol, Eucalytol, Water…
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
-
Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng, cơ bắp.
-
Có thể cắt nhỏ miếng dán lạnh theo kích thước cần dùng.
-
Muốn tăng công dụng của miếng dán hạ sốt, có thể dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc.
-
Để tăng hiệu quả làm mát của miếng dán hạ sốt, cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng.
-
Miếng dán có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 tiếng.
-
Mỗi miếng dán lạnh chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán lạnh phải được dùng ngay.
-
Không dán miếng dán lạnh lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
-
Khi sử dụng cho trẻ nhỏ phải có sự giám sát của người lớn.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng.
SẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC - NẾU SỐT KÉO DÀI HÃY ĐẾN BÁC SỸ
Miếng dán hạ sốt Sakura được sản xuất theo Công nghệ và Nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.
Tổng đài tư vấn: 1800 6689 (Miễn phí)
|