Đau đầu vận mạch tuy không mấy nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến tinh thần, công việc và sức khỏe thể chất…
Đau đầu vận mạch cần điều trị đúng cách
Đau đầu vận mạch là gì?
Đau đầu vận mạch là thuật ngữ dùng để chỉ các cơn đau đầu liên quan đến các mạch máu ở đầu và cổ. Đau đầu vận mạch còn được biết đến với các tên gọi khác như đau nửa đầu, đau đầu migraine hay đau đầu rối loạn vận mạch.
Đây là một bệnh thường gặp, mỗi người đều có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. Tuy không mấy nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng đến tinh thần, công việc và cuộc sống hàng ngày.
>> Xem thêm Đau nửa đầu: Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả
Triệu chứng đau đầu vận mạch
Thông thường, trước khi xảy ra cơn đau đầu vận mạch sẽ có những dấu hiệu báo trước (hay còn gọi là tiền triệu). Các dấu hiệu tiền triệu thường kéo dài từ 20 đến 60 phút, có thể kể đến như:
-
Ăn không ngon miệng, buồn nôn
-
Rối loạn thị giác: nhìn mờ, hoa mắt, chóng mặt, xuất hiện các quầng sáng, ánh sáng lấp lóe 2 mắt
-
Tê bì, mất cảm giác bàn chân, cánh tay, mặt cùng bên với nửa đầu bị đau
Mất ngủ, lú lẫn hoặc rối loạn ngôn ngữ
Khi cơn đau đầu vận mạch xảy ra, nó có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày kèm các triệu chứng điển hình như:
-
Đau đầu dữ dội thường xảy ra ở 1 bên, ở vùng trán – thái dương, đôi khi có thể ở cả 2 bên. Người bệnh có thể cảm thấy mạch máu ở vùng nửa đầu bị đau đập hơn hoặc đau nhói. Đau tăng khi vận động thể lực.
-
Buồn nôn, nôn.
-
Hoa mắt, chóng mặt
-
Mất tập trung trong công việc, sinh hoạt
-
Sợ ánh sáng, tiềng ồn.
Triệu chứng nổi bật nhất là đau đầu dữ dội một bên
Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch
Hiện nay, khoa học vẫn chưa có lý giải chính xác về nguyên nhân của tình trạng đau đầu vận mạch. Tuy nhiên, có một giả thuyết được nhiều chuyên gia đồng thuận. Theo giả thuyết này, đau đầu vận mạch có nguyên nhân do sự thay đổi trong cơ chế vận mạch dẫn đến hiện tượng co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não ở một bên.
Các chuyên gia cũng nêu ra một số yếu tố tăng khả năng kích hoạt các cơn đau đầu vận mạch như:
-
Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, ma túy…
-
Tình trạng căng thẳng, stress quá mức trong thời gian dài.
-
Mất ngủ, thiếu ngủ
-
Thay đổi thời tiết
-
Thời kì tiền mãn kinh ở phụ nữ
Đau đầu rối loạn vận mạch có nguy hiểm không?
Cơn đau đầu vận mạch không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ra những cơn đau dữ dội, vượt quá sức chịu đựng của người bệnh và thường phải sử dụng đến thuốc giảm đau. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, mất khả năng tập trung để học tập và làm việc.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn như mệt mỏi,
suy nhược cơ thể, trầm cảm, rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung…
Ngoài ra, nếu người bệnh phả dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc nhóm NSAIDs thường xuyên, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại với gan, thận và dạ dày…
Điều trị đau đầu vận mạch bằng nhóm thuốc giảm đau
Điều trị và phòng ngừa đau đầu vận mạch như thế nào?
Khi cơn đau đầu vận mạch xảy ra thường xuyên, bạn cần đến cơ sở y tế được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Dùng thuốc
Các thuốc điều trị bao gồm thuốc cắt cơn đau và thuốc dự phòng tái phát.
-
Điều trị giảm đau đầu bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid ( NSAIDs ), thuốc nhóm triptan... Đây là nhóm thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần thông qua sự tư vấn của các bác sĩ.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn
Bên cạnh việc điều trị, cắt cơn bằng thuốc giảm đau, bạn cũng nên có những thay đổi trong lối sống, chế độ ăn đề phòng ngừa những cơn
đau đầu vận mạch:
-
Ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm các loại vi chất như kẽm, sắt, magie, vitamin K, B6 ...
-
Không nên ăn các đồ ăn, đồ uống có chất kích thích, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và tuyệt đối không hút thuốc lá.
-
Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, bi quan, stress hoặc hạn chế kích thích gây căng thẳng về thần kinh.
-
Hạn chế làm những công việc buộc phải suy nghĩ hay động não quá mức, tránh lao động quá sức về thể lực.
-
Tập thể dục đều đặn hàng ngày ...
Có chế độ ăn uống tốt, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm đau đầu
Điều trị và phòng ngừa đau đầu vận mạch bằng thuốc hoạt huyết Đông y
Từ lâu đời, bài thuốc hoạt huyết Đông y đã được nhiều lương y sử dụng để điều trị chứng đau đầu vận mạch. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng các bài thuốc Đông y như trong sách thì khó đem lại hiệu quả vượt trội. Dù hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền kỳ diệu như bài thuốc hoạt huyết của lương y ở Tây Nguyên.
Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm hiện đại sản xuất thành thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc hoạt huyết Đông y đã được đông đảo người bệnh chứng minh tính an toàn và hiệu quả thực sự.
Ds. Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-dau-van-mach-benh-pho-bien-nhung-it-nguoi-hieu-ro-n4265.html
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT
Tăng cường lưu thông máu
THÀNH PHẦN:
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với: Đương quy 1500mg; Ích mẫu 1500mg; Ngưu tất 1500mg; Thục địa 1500mg; Xích thược 750mg; Xuyên khung 750mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
TÁC DỤNG – CHỈ ĐỊNH:
TÁC DỤNG: Bổ huyết, hoạt huyết.
CHỈ ĐỊNH:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
SẢN XUẤT BỞI: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0476/2017/XNQC/QLD
|