Thoái hóa khớp gối (hay thoái hóa sụn khớp gối) là bệnh lý xảy ra do các lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp bị mài mòn. Khi các lớp đệm sụn khớp không còn hoạt động tốt, đầu xương các khớp sẽ cọ xát với nhau, gây ra các cơn đau, sưng nề, hình thành các gai xương ở đầu gối.
Thoái hóa khớp gối xảy ra do các lớp đệm giữa các sụn khớp bị mài mòn. Những
Theo thời gian, chức năng của các cơ quan trong cơ thể dần suy giảm và xương khớp cũng không phải ngoại lệ. Sụn khớp suy yếu dẫn đến tình trạng sưng đau, viêm khớp.
Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng dần theo độ tuổi. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng những đối tượng từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao, đặc biệt là phụ nữ. Từ 65 trở đi, thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng và xuất hiện ở khớp tay, khớp gối.
Do lao động nặng và làm việc không đúng tư thế
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối có thể đến từ việc lao động quá sức, quá nặng nhọc. Khi đó, hệ thống xương khớp liên tục phải chịu áp lực lớn và dễ dẫn đến chấn thương. Bên cạnh đó, tư thế sinh hoạt và làm việc cũng là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp gối.
Cụ thể là việc ngồi học tập hoặc làm việc sai tư thế, phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, hoạt động nhiều,... gây nhiều áp lực lên
hệ cơ xương khớp.
Chấn thương khớp do tai nạn hoặc bệnh lý
Tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hay chơi thể thao cường độ mạnh... làm tăng áp lực và tổn thương lên khớp, gây ra các cơn đau, viêm và sưng khớp.
Nếu tình trạng chấn thương tại khớp không được điều trị từ sớm, có thể dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Đây cũng chính là một nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân béo phì làm giảm sức khỏe tổng thể, là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý mãn tính, trong đó có cả bệnh thoái hóa khớp gối. Béo phì làm gia tăng áp lực cho khung xương, đặc biệt là khớp gối. Do chịu áp lực lớn nên khớp gối rất dễ tổn thương.
Yếu tố di truyền
Nếu gia đình bạn có bố hoặc mẹ đã mắc phải bệnh lý xương khớp, thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Y học cũng ghi nhận được các trường hợp thoái hóa khớp gối do các tổn thương xương và sụn khớp bẩm sinh.
Do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
Muốn có hệ xương khớp chắc khỏe, chắc chắn không thể thiếu sự tham gia của canxi và vitamin D.
Trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý tiêu hóa,... là đối tượng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, từ đó đối mặt với nguy cơ bệnh lý loãng xương, thoái hóa khớp gối và một số bệnh lý xương khớp khác.
Ngoài ra, nguyên nhân thoái hóa khớp gối có thể đến từ thói quen hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích. Bên cạnh đó, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ chiên rán sẵn cũng dễ làm bạn tăng cân, gây thêm áp lực lên khớp gối.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị nhằm mục tiêu giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Dùng thuốc
-
Thuốc chống viêm giảm đau
-
Thuốc chống viêm không steroid
-
Thuốc bôi ngoài da để giảm đau nhanh
-
Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm
-
Thuốc tiêm vào khớp giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng ở khớp gối
Vật lý trị liệu để giảm đau
Vật lý trị liệu nhằm giúp người bệnh vận động và đi lại, tránh bị cứng khớp, co cứng cơ.
Phẫu thuật
-
Điều trị dưới nội soi khớp
-
Khoan kích thích tạo xương
-
Cấy ghép tế bào sụn
-
Mổ thay khớp
Phương pháp phẫu thuật chỉ được dùng khi những cách điều trị khác không có hiệu quả và đây là cách không khuyến khích áp dụng vì có nhiều rủi ro.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn
Tăng cường vận động
Vận động thường xuyên giúp cơ thể linh hoạt và dẻo dai, hệ thống xương khớp từ đó cũng được rèn luyện để chắc khỏe. Vận động giúp tăng tiết dịch nhầy cho khớp, cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp.
Bên cạnh đó, rèn luyện thể thao còn giúp máu huyết lưu thông, tốt cho tim mạch, giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường
Thừa cân béo phì tác động lên khớp, khiến tình trạng thoái hóa khớp thêm nặng.
Cân nặng ở mức vừa phải giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, quan trọng hơn nữa còn giúp phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bằng việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin và omega-3. Đồng thời từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như thuốc lá hoặc rượu bia.
Dùng thuốc xương khớp từ thảo dược
Đông y có bài thuốc xương khớp hiệu quả, với tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống; Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc xương khớp này đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Xương Khớp dạng viên nén tiện dụng, người bị thoái hóa khớp có thể tham khảo sử dụng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân thoái hóa khớp và cách trị bệnh hiệu quả. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở khớp gối, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nguyen-nhan-thoai-hoa-khop-goi-va-cach-dieu-tri-hien-nay-n27106.html