Dấu hiệu say nắng ban đầu có thể chỉ là hoa mắt, chóng mặt, ngất xìu tuy nhiên nặng hơn có thể gây đột quỵ nhiệt. Đột quỵ nhiệt có thể nguy hiểm tới tính mạng hoặc gây tổn thương tới não và các cơ quan nội tạng khác. Do đó, khi phát hiện người thân có dấu hiệu say nắng bạn cần đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.
Say nắng là gì?
Say nắng là hiện tượng rối loạn điều hòa thân nhiệt của cơ thể do tiếp xúc trong thời gian dài ngoài trời nắng nóng và kết hợp với mất nước. Theo định nghĩa y khoa, say nắng là khi mà cơ thể có nhiệt độ cao hơn 40°C, dễ gây các biến chứng tới hệ thần kinh.
Triệu chứng của say nắng thường bao gồm buồn nôn, co giật, mất ý thức hoặc hôn mê.
Triệu chứng của bệnh say nắng
Triệu chứng say nắng đặc trưng là nhiệt độ cơ thể trên 40°C, tuy nhiên biểu hiện đầu tiên có thể là ngất xỉu. Ngoài ra, các triệu chứng khác bao gồm:
-
Nhức đầu
-
Hoa mắt và chóng mặt
-
Không đổ mồ hôi dù nóng
-
Da ửng đỏ, nóng rát
-
Bị chuột rút
-
Buồn nôn và nôn
-
Tim đập nhanh có thể nhịp đập mạnh hoặc yếu
-
Thở gấp
-
Mất phương hướng hoặc mất ý thức
-
Co giật
-
Hôn mê
Giải pháp sơ cứu khẩn cấp cho người say nắng
Ngay khi phát hiện có người bị say nắng cần gọi cấp cứu ngay
Ngay khi nghi ngờ ai bị say nắng, bạn hãy gọi ngay xe cấp cứu hoặc chuyển họ tới bệnh viện. Do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc cấp cứu có thể gây nguy cơ tử vong.
Trong thời gian chờ đợi các nhân viên y tế, hãy làm các bước sơ cứu cơ bản cho người bị say nắng. Đưa họ tới nơi thoáng mát, cửi bỏ bớt quần áo. Nếu có nhiệt độ hãy đo cho người bị say nắng và cố gắng làm giảm nhiệt cho cơ thể bằng cách:
-
Lau người cho người bệnh bằng khăn ướt.
-
Chườm mát bằng miếng dán lạnh hoặc túi nước đá vào vùng nách, bẹn, cổ của bệnh nhân. Đây là những vùng tập trung nhiều mạch máu mà khi làm mát có thể giúp làm giảm nhiệt cơ thể.
-
Cho người bệnh uống nước mát có pha muối.
Ai dễ bị say nắng, say nóng?
Say nắng dễ xảy ra ở người lớn tuổi sống ở nơi không có điều hòa và nắng nóng. Ngoài ra, bất kì ai không uống đủ nước, mắc bệnh mãn tính hoặc uống nhiều rượu đều rất dễ bị say nắng.
Làm việc ngoài trời có nhiệt độ trên 32°C rất có khả năng bị say nắng, say nóng
Nguy cơ bị say nắng, say nóng tăng cao khi nhiệt độ thời tiết tăng trên 32°C. Vì vậy, đối với người hay làm việc ngoài trời hay người đang đi du lịch nên để ý tới dự báo nhiệt độ và nhớ rằng việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng ngoài trời có thể tăng nhiệt khoảng 10°C so với nhiệt độ dự báo đo ở đài khí tượng.
Một số yếu tố khác liên quan tới nguy cơ đột quỵ nhiệt bao gồm:
-
Tuổi tác: Trẻ dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi dễ bị say nắng do thân nhiệt điều chỉnh chậm hơn so với người khác.
-
Tình trạng sức khỏe: Người bệnh tim, phổi, thận, béo phì hoặc thiếu cân, huyết áp cao, tiểu đường, tâm thần, nghiện rượu đều có nguy cơ cao bị say nắng hơn.
-
Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,… có thể tăng nguy cơ mắc say nắng cho bạn.
Giải pháp phòng ngừa say nắng, say nóng
Khi nhiệt độ tăng cao, tốt nhất bạn nên làm việc trong môi trường có máy lạnh. Khi bắt buộc phải ra ngoài làm việc hay đi du lịch, bạn nên:
Uống nhiều nước trong ngày nắng nóng giúp giảm nguy cơ say nắng
-
Mặc quần áo có màu sáng, thoáng nhẹ, rộng và đội mũ rộng vành.
-
Dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên.
-
Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống ít nhất 2 lit nước, nước trái cây. Do bệnh say nắng do sự suy giảm muối nên có thể dùng nước điện giải thay nước trong thời kỳ nắng nóng.
-
Thận trọng khi tập thể dục, đi du lịch hoặc làm việc ngoài trời trong thời gian dài. Khuyến cáo bạn nên uống 700ml chất lỏng 2 giờ trước khi tập thể dục, uống thêm 250ml nước ngay trước khi tập. Trong khi tập cũng nên uống thêm 250ml sau mỗi 20 phút dù bạn không thấy khát.
Miếng dán lạnh Sakura – Dụng cụ sơ cứu kịp thời khi bị say nắng
Trong thời tiết nắng nóng như mùa hè ở Việt Nam, nguy cơ say nắng dễ tăng cao đặc biệt vào thời điểm giữa trưa hoặc ở những vùng du lịch. Vì thế, bạn nên trữ sẵn trong người miếng dán lạnh Sakura. Với thành phần Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên.
Ngay khi bạn hoặc người thân có biểu hiện say nắng hãy dùng các miếng dán lạnh Sakura dán vào các khu vực nách, bẹn và cổ hai bên để làm giảm nhiệt nhanh chóng. Cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuếch tán ra ngoài giúp nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho người say nắng.