Suy nhược cơ thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Tìm hiểu ngay suy nhược cơ thể uống gì để giúp phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Suy nhược cơ thể uống gì là thắc mắc của không ít người
Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi thường xuyên kéo dài, gây kiệt sức, không có tinh thần làm bất kỳ việc gì, người luôn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, khó tập trung ngay cả khi đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không thấy đỡ hơn.
So với tình trạng mệt mỏi, uể oải thông thường, tình trạng suy nhược cơ thể thường đi kèm với một số dấu hiệu sau:
-
Mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng, mệt mỏi ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ
-
Đau nhức toàn thân, luôn cảm thấy kiệt sức, mất sức
-
Dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hơn
-
Da xanh xao, nhợt nhạt, nhanh bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn
-
Mất ngủ liên tục hoặc ngủ không sâu giấc
-
Suy giảm trí nhớ, khó tập trung
-
Gặp các vấn đề về tiêu hóa như ăn không ngon, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…
-
Sụt cân nhanh
-
Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, tay chân tê bì.
Nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể?
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược, chủ yếu là:
-
Do các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, hen phế quản, viêm phổi mạn, viêm gan, suy thận, thoái hóa xương khớp… khiến cơ thể phải chiến đấu với bệnh tật trong một thời gian dài, làm bộ máy hoạt động trì trệ, mệt mỏi, dễ gây suy nhược.
-
Do thiếu máu khiến tế bào không được cung cấp đủ năng lượng, gây mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu thường xuyên.
-
Do sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh hơn.
-
Do mới phẫu thuật hoặc mới ốm dậy, cơ thể chưa phục hồi.
-
Do rối loạn giấc ngủ trong một thời gian dài, khiến cơ thể không thể phục hồi năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài và làm suy giảm chức năng các bộ phận, lâu dần có thể khiến cơ thể suy nhược.
-
Do các vấn đề về tâm lý như bệnh trầm cảm hoặc do các cú sốc tâm lý khiến người bệnh không có tâm trạng ăn uống, nghỉ ngơi.
-
Do chế độ dinh dưỡng quá nghèo nàn, không đủ chất để nuôi dưỡng cơ thể.
-
Do lao động quá sức, lao động nặng, làm việc liên tục mà không nghỉ ngơi hoặc do chế độ sinh hoạt không hợp lý khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, lâu dài khiến cơ thể suy nhược.
Bệnh mạn tính dễ khiến người bệnh suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể uống gì để cải thiện?
Suy nhược cơ thể nếu không điều trị sớm có thể gây tổn hại đến sức khỏe, sức đề kháng giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý khác. Để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng 2 nhóm thuốc chính là nhóm thuốc điều trị triệu chứng và nhóm thuốc bồi bổ cơ thể dưới đây:
Thuốc an thần được dùng cho những trường hợp bị rối loạn giấc ngủ, loạn thần nhằm giúp xoa dịu thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, từ đó giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể do rối loạn giấc ngủ.
Một số loại thuốc có thể được kê tùy theo thể trạng của người bệnh đó là barbiturate, benzodiazepine, thuốc ngủ, thuốc kháng histamin…
Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này lâu dài, người bệnh có thể bị nghiện, nếu ngừng thuốc, các triệu chứng như bồn chồn, mất ngủ có thể xuất hiện trở lại. Ngoài ra, cần lưu ý khi dùng thuốc không được uống rượu vì có thể khiến bệnh nhân hôn mê sâu.
>> Xem thêm Suy nhược cơ thể nên ăn uống gì để nhanh chóng khỏe mạnh?
Dùng thuốc an thần khi có chỉ định của bác sĩ
Thuốc chẹn beta được dùng để chữa suy nhược cơ thể phổ biến dành cho bệnh nhân có các biểu hiện rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, khó thở. Loại thuốc này giúp động mạch mở rộng, và tim đập chậm hơn, giảm lực co, giảm các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh, giảm triệu chứng lo âu, căng thẳng và giúp an thần.
Bổ sung vitamin là một trong những cách giúp cải thiện sức khỏe tốt cho người suy nhược cơ thể.
Suy nhược cơ thể nên uống gì? Người bệnh nên bổ sung các loại vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin E.
Vitamin B1 giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho tế bào. Vitamin B2, B5 giúp chuyển hóa thức ăn, hỗ trợ hoạt động của gan, tái tạo mô. Vitamin B6 giúp hỗ trợ cơ thể sử dụng đạm tốt hơn và tái tạo hồng cầu. Vitamin B12 giúp thúc đẩy chức năng của hệ thống thần kinh, tăng cường trí nhớ, giúp cải thiện tình trạng mất tập trung đồng thời giúp kích thích ăn ngon miệng.
Bổ sung vitamin C có thể giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy khả năng hoạt động của tế bào và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bổ sung vitamin D giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, hấp thu tốt dưỡng chất và giúp xương chắc khỏe nhờ tăng cường chuyển hóa canxi.
Các loại vitamin B tốt cho người suy nhược cơ thể
-
Cải thiện suy nhược cơ thể bằng thuốc Đông y
Dùng thuốc Đông y để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất được bào chế từ bài thuốc cổ truyền nổi tiếng, với nhiều loại thuốc quý giúp bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể.
Thuốc Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất giúp cải thiện các triệu chứng do suy nhược cơ thể gây ra như thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO dưới dạng viên nén tiện dụng nên người suy nhược cơ thể có thể sử dụng ngay mà không phải pha sắc.
Bên cạnh đó, ngoài việc quan tâm “suy nhược cơ thể uống gì”, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, thì việc điều trị mới đem lại hiệu quả cao.
Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất
Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:
• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt,
dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh;
• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;
• Phụ nữ mới sinh
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Thành phần: cho 1 viên nén bao phim
Cao khô hỗn hợp dược liệu 660mg tương đương:
1. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephaloe) 275mg,
2. Đảng sâm (Radix Colonopsis pilosulae) 413mg,
3. Phục linh (Poria) 220mg,
4. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 220mg,
5. Đương quy (Radix Anglicae sinensis) 275mg,
6. Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 220mg,
7. Bạch thược (Radix Paeoniae alba) 275mg,
8. Thục địa (Radix Rehmanniae praeparata) 413mg,
9. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 413mg
10. Quế vỏ (Cortex Cinnamomi) 275mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.
Liều dùng – Cách dùng:
• Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
• Trẻ em dùng theo sự chỉ dận của thầy thuốc
• Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số giấy đăng ký lưu hành thuốc: VD-27480-17
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020
|