Sưng lợi thường sẽ đi kèm theo các biểu hiện hôi miệng, đau nhức răng miệng, chảy máu chân răng, thậm chí là răng bị lung lay. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng dẫn tới các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… và sẽ làm lợi bị sưng.
Nguyên nhân gây sưng lợi chân răng
Nếu bạn đã từng bị sưng lợi chân răng thì cảm giác đó thật không dễ chịu chút nào. Bạn sẽ chẳng thể nào ăn uống ngon miệng, thậm chí còn không muốn làm việc gì hoặc không thể ngủ được. Đi kèm với đó là hơi thở có mùi rất hôi, đau nhức răng miệng, chảy máu chân răng, răng lung lay, nặng hơn có thể tụt lợi thậm chí là mất răng.
Sưng lợi chân răng thì cảm giác đó thật không dễ chịu chút nào
Khi bị sưng lợi thì chắc chắn bạn đã gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng. Có rất nhiều bệnh lý răng miệng gây ra tình trạng sưng lợi, đó là:
1. Sưng lợi do viêm lợi
Viêm lợi là tình trạng lợi bị vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám tấn công gây viêm nhiễm. Viêm lợi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sưng lợi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi như:
-
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách.
-
Chế độ ăn uống không hợp lý.
-
Sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê…
-
Do sử dụng thuốc…
Viêm lợi là tình trạng lợi bị vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám
Khi lợi bị viêm nhiễm sẽ có tình trạng sưng lợi gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt. Nếu không trị tận gốc viêm lợi thì không những bị sưng lợi mà bạn còn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác như:
-
Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai
-
Gây ra tình trạng hôi miệng
-
Gây viêm chân răng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Khi bị viêm lợi dẫn đến sưng lợi, việc mà bạn cần phải làm là:
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để lấy đi các phần thức ăn còn sót lại.
-
Dùng nước súc miệng có tính kháng khuẩn để giảm thiểu và chấm dứt tình trạng viêm nhiễm, là nguyên nhân gây ra sưng lợi.
-
Kiểm tra sức khỏe răng miệng nếu vẫn còn bị viêm lợi và giữ thói quen thăm khám bác sĩ 6 tháng/lần để phòng ngừa các bệnh răng miệng.
2. Sưng lợi do viêm nha chu
Viêm nha chu hay còn gọi là viêm chân răng là tình trạng phá hủy tổ chức quanh răng bao gồm lợi, xương ổ răng và tổ chức dây chằng quanh răng bởi tình trạng viêm nhiễm mãn tính hoặc cấp tính. Viêm nha chu là một dạng tiến triển nặng của viêm lợi. Ngoài những biểu hiện giống viêm lợi như lợi răng bị sưng, hôi miệng, chảy máu chân răng… thì viêm nha chu còn có thể khiến răng lung lay, tụt lợi, thậm chí là mất răng.
Nguyên nhân là thức ăn lâu ngày tích tụ thành các mảng bảm, cao răng (vôi răng) tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn, phát triển và tấn công quanh chân răng. Nếu không điều trị kịp thời thì không những gây nhức răng, sưng lợi mà còn có thể làm mất răng cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.
Mảng bảm, cao răng (vôi răng) tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn
Bạn cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước súc miệng cũng như thăm khám bác sĩ giống như bị sưng lợi do lợi bị viêm.
3. Sưng lợi răng hàm, sưng lợi răng cửa do sâu răng
Sâu răng là một bệnh vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa tốt. Đây cũng là một nguyên nhân rất thường thấy của sưng lợi.
Răng sâu tiến triển thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Phá hủy men răng
Giai đoạn 2: Tấn công ngà răng.
Giai đoạn 3: Gây viêm tủy
Giai đoạn 4: Chết tủy
Khi bị sâu răng, các vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công vào cả lợi ở mọi vị trí, gây sưng lợi răng hàm, sưng lợi răng cửa.... Vì vậy, điều trị dứt điểm sâu răng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt cũng như trị tận gốc tình trạng sưng lợi.
>> Xem thêm Chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì?
4. Sưng lợi do viêm tủy răng
Viêm tủy răng là bệnh do các vi khuẩn tồn tại trong miệng tấn công vào tủy của răng thông qua các tổn thương do sâu răng. Khi răng sâu không được điều trị thì vết sâu sẽ lan vào tủy, gây hoại tử tủy kèm theo nhiều biến chứng khác. Bệnh không chỉ gây sưng lợi, đau nhức răng miệng mà còn có thể biến chứng thành viêm quanh chóp răng, viêm quanh cuống, dần dần dẫn đến tình trạng răng lung lay và rụng răng. Thậm chí viêm tủy còn khiến cho xương ổ răng bị áp xe, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến cả các răng kế cận. Không những thế, vi khuẩn có thể gây ra những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc.
5. Sưng lợi do mọc răng khôn
Nhiều người nghĩ rằng thi thoảng việc bị sưng tấy lợi một chút cũng là chuyện bình thường và chủ quan cho qua. Thực tế, lợi bị sưng vốn là một trong những biểu hiện phổ biến dễ nhận biết khi răng khôn mọc.
Khi mọc răng khôn, bên cạnh sưng lợi là những cơn đau âm ỉ, nhức nhối
Khi mọc răng khôn, bên cạnh sưng lợi là những cơn đau âm ỉ, nhức nhối. Nhưng nếu chỗ sưng ngày càng nặng và không thuyên giảm lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm khôn lường, cảnh báo răng khôn đang mọc lệch dưới lớp nướu. Khi xâm lấn sang răng bên cạnh sẽ làm chiếc răng đang khỏe mạnh này trở nên yếu đi, dễ bị lung lay và viêm nhiễm. Nặng hơn khiến chiếc răng số 7 bị xô đẩy gây mất răng. Do răng khôn nằm ở trong cùng cung hàm nên rất khó để làm vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm vùng lợi, sưng đau kéo dài và hôi miệng. Viêm lợi tái phát không được điều trị kịp thời sẽ khiến nhiễm trùng lây lan. Có trường hợp nhiễm trùng lây lan sang má, mang tai, cổ… nguy hiểm đến tính mạng.
>> Xem thêm Tại sao bị hôi miệng và cách trị hiệu quả?
Phải làm gì khi bị sưng lợi?
Khi bị sưng lợi thì có nghĩa là bạn đã bị viêm nhiễm và gây ra các bệnh lý răng miệng. Ngoài việc điều trị triệt để nguyên nhân gây sưng lợi như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy… bạn cũng có thể sử dụng KACHITA để xua tan cơn đau nhức cũng như giảm thiểu tình trạng sưng lợi. Kachita có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng, dùng trong điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
ĐIỀU TRỊ SƯNG ĐAU RĂNG LỢI – HIỆU QUẢ SAU 3 NGÀY
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng
Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
Liều dùng - Cách dùng:
Uống sau bữa ăn
- Người lớn: uống 2 viên x 2 lần
- Trẻ em dưới 12 tuổi: uống 2-3 lần x 1 viên
Thông tin chi tiết: KACHITA