Nếu đau dạ dày khi đói diễn ra thường xuyên, kèm theo ợ chua, khó tiêu… thì cần điều trị ngay, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng và suy giảm sức khỏe tổng thể.
Đau dạ dày khi đói là tình trạng thường gặp
Vì sao hay bị đau dạ dày khi đói?
Tình trạng đau dạ dày khi đói bụng là do quá trình vận hành của dạ dày xảy ra bất ổn gây nên rối loạn. Cụ thể, dạ dày tiết ra axit dịch vị và co bóp tiêu hóa thức ăn, khi lượng dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn nhu cầu thì sẽ kích thích các hoạt động co bóp mạnh hay yếu của dạ dày. Đây chính là tác nhân gây nên cơn đau dạ dày khi đói.
Nếu axit dạ dày tiết ra ít hơn nhu cầu cần thiết thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm trễ, không hiệu quả khiến thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày, gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn no. Nếu axit dạ dày tiết nhiều hơn bình thường, sẽ gây hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày và xuất hiện ổ viêm hoặc loét dạ dày. Đặc biệt là khi bị đói khiến dịch vị trong dạ dày vẫn liên tục tiết ra mà không có thức ăn để tiêu hóa.
>> Xem thêm Bí quyết khắc phục dứt điểm đau dạ dày về đêm
Đau dạ dày khi đói chủ yếu do lượng axit dư thừa
Các bệnh lý dạ dày gây đau dạ dày khi đói
Nếu bị đau dạ dày khi đói thì có khả năng người bệnh mắc các bệnh về dạ dày như sau:
-
Viêm loét dạ dày: Các cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, phụ thuộc vào ổ viêm, đau dạ dày khi đói nhiều hơn hoặc ăn uống các đồ ăn kích thích.
-
Trào ngược dạ dày thực quản: Các cơn trào ngược này có thể lên họng gây tổn thương thực quản, hầu họng. Nguyên nhân gây hiện tượng này là do sự suy yếu của cơ vòng thực quản.
-
Viêm niêm mạc hang vị dạ dày: Tình trạng này tương tự với viêm loét dạ dày và chúng đều có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi bởi các cơn đau hành hạ mỗi ngày.
-
Viêm loét hành tá tràng: Các ổ viêm do dịch vị tác động bào mòn lâu ngày ở tá tràng có thể gây nên viêm loét hành tá tràng.
-
Xuất huyết dạ dày: Hiện tượng này sẽ xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét cấp tính, mạn tính và chảy máu. Đây là tình trạng khẩn cấp bởi có thể gây mất máu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng thường gây đau bụng khi đói
Dấu hiệu nguy hiểm khi bị đau dạ dày lúc đói
Hầu hết các trường hợp đau bụng khi đói không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên nếu bạn bị tình trạng này quá thường xuyên kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây thì bạn cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được khám xét và điều trị kịp thời:
-
Buồn nôn, nôn ra máu đỏ hoặc đen
-
Phân sẫm màu hoặc có máu
-
Khó thở
-
Cảm thấy kiệt sức
-
Giảm cân không rõ nguyên nhân
-
Thay đổi cảm giác thèm ăn
Cách xử lý cơn đau dạ dày khi đói
Khi gặp phải tình trạng đau dạ dày do đói, người bệnh nên áp dụng một số cách làm dịu cơn đau tạm thời và sau đó cần thực hiện phương pháp điều trị lâu dài.
1. Cách xử lý tạm thời
Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý tạm thời khi bị đau dạ dày do đói, người bệnh hãy áp dụng để giảm đau và thấy dễ chịu hơn.
Ăn nhẹ các món ăn dễ tiêu hóa
Khi đói, người bệnh nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo và những thực phẩm có khả năng thấm hút axit dịch vị như bánh mì, cơm. Người bệnh không nên thường xuyên ăn phở khi đói, vì sợi phở được làm bằng tinh bột lên men, có vị chua và chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, gây khó tiêu, chướng bụng khiến tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng.
Người bệnh không nên ăn một số thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày như cam, chanh, quýt, bưởi, rượu, bia, đồ lên men, trà, đồ cay, chiên xào... dù đang rất đói. Bởi những thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ làm cho dạ dày tăng tiết axit hơn, khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
>> Xem thêm Đau dạ dày nên làm gì để hạn chế tái phát?
Các loại bánh mỳ là người bạn của cơn đau dạ dày khi đói
Ăn chậm và nhai kỹ
Dù đang đói, bạn cũng không nên ăn vội vàng để tránh gây tổn thương thêm cho dạ dày. Nên ăn chậm và nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem tivi vì việc làm này sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn chậm nhai kỹ của bạn.
Uống nước ấm
Để giảm cảm giác khó chịu do đau dạ dày khi đói, người bệnh có thể uống một tách trà hoa cúc, trà gừng hoặc nước muối pha loãng. Những thức uống này giúp trung hòa, làm loãng lượng axit dịch vị giúp phần nào giảm đau.
Chườm nóng
Phương pháp chườm nóng bằng nước nóng hoặc muối hột rang có tác dụng làm dịu cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài chườm nóng, người bệnh nên kết hợp massage vùng bụng nhẹ nhàng để giảm cơn đau.
2. Cách xử lý lâu dài
Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây
Người thường xuyên bị đau dạ dày khi đói nên đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng các loại thuốc, liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc Tây. Bởi tự ý dùng thuốc không đúng bệnh có thể khiến bệnh them trầm trọng, tái phát nhiều lần và có thể dẫn đến những biến chứng khó lường do tác dụng phụ của thuốc.
Cần tuân thủ phác đồ điều trị đau dạ dày của bác sĩ
Dùng thuốc Dạ dày Đông y
Xu hướng mới trong điều trị các tình trạng đau dạ dày khi đói đó là sử dụng sản phẩm thuốc Đông y do mang đến hiệu quả lâu bền và lành tính hơn thuốc Tây.
Theo quan điểm Đông y, các chứng bệnh liên quan đến tỳ vị (dạ dày) là do chứng nghịch khí hình thành, nên thuốc Đông y thường giúp khí lưu thông, đồng thời giúp trung hòa dịch vị axit, giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi dạ dày, khó tiêu…
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh dạ dày, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả cao. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, với cơ chế hành khí (giúp khí lưu thông), hòa vị (giúp trung hòa dịch vị), tán hàn (giúp tiêu cái lạnh), chỉ thống (giảm đau).
Bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Dạ dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
DS. Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-da-day-khi-doi-can-luu-y-dieu-gi-de-tranh-nguy-hiem-n10200.html