Gai khớp gối gây đau đớn, cản trở việc đi lại và chất lượng cuộc sống người bệnh vô cùng nghiêm trọng. Để phòng ngừa tình trạng này, cần biết được nguyên nhân gây ra
Gai khớp gối là nguyên nhân hàng đau gây đau chân ở người lớn tuổi
MỤC LỤC
-
Gai khớp gối là gì?
-
Nguyên nhân gây ra gai xương là gì?
-
Triệu chứng gai khớp gối
-
Các phương pháp điều trị gai khớp gối
-
Biện pháp phòng ngừa gai khớp gối
|
Gai khớp gối là gì?
Gai khớp gối còn được gọi là gai xương ở đầu gối, một vấn đề khá phổ biến ở người trên 60 tuổi. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra cơn đau đầu gối ảnh hưởng tới khả năng đi lại của người bệnh.
Gai xương đầu gối là những cục xương nhỏ, cứng, phát triển trên bề mặt khớp gối, tạo thành các vết sưng hoặc đường gờ.
Ở đầu gối, gai xương phát triển ở những vùng sụn bị mài mòn, trong quá trình viêm xương khớp hoặc thoái hóa gây ra.
Sụn đầu gối hoạt động với vai trò như một bộ giảm xóc và giúp các xương chuyển động trơn tru mà không có bất kỳ ma sát nào.
Nếu sụn đầu gối bị tổn thương hoặc chịu quá nhiều áp lực hoặc ma sát, xương đầu gối sẽ bị kích ứng và viêm khi chúng cọ xát vào nhau.
Nếu không có đủ sụn xung quanh khớp gối, xương ở đầu gối sẽ bị kích thích và viêm do áp lực và ma sát của khớp tăng lên trong quá trình di chuyển và chịu trọng lượng của cơ thể khi hoạt động.
Khớp gối bắt đầu tạo xương mới nhằm cố gắng sửa chữa và bảo vệ các khu vực bị thương. Xương mới phát triển được gọi là các gai xương, với mục đích che phủ những vùng xương bị mòn vì không có đủ sụn để bảo vệ chúng khỏi bị tổn hại.
Với một số người, gai xương không gây ra triệu chứng gì cả, nhưng khi chúng phát triển và bắt đầu cọ xát vào các xương hoặc mô mềm khác, người bệnh có thể cảm thấy đau, cứng khớp, khó cử động khớp và gây ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt.
Sự hình thành của gai xương đầu gối
Nguyên nhân gây ra gai xương là gì?
Ở hầu hết các trường hợp, quá trình hình thành gai xương trải qua các giai đoạn chính bao gồm: Tổn thương khớp ban đầu -> Phản ứng viêm -> Kích hoạt nguyên bào xương -> Tăng trưởng xương quá mức.
Về bản chất, gai xương ở đầu gối thường là một phản ứng bảo vệ và sửa chữa của cơ thể với căng thẳng, áp lực hoặc tổn thương sụn khớp gối.
Viêm khớp đầu gối
Nguyên nhân phổ biến nhất gây gai xương ở đầu gối là viêm xương khớp, một loại bệnh thoái hóa khớp. Khớp bị hao mòn theo thời gian và sụn đầu gối dần bị thoái hóa. Đây là điều kiện để hình thành các
gai xương ở vị trí các khớp đầu gối.
Chấn thương đầu gối trước đây
Các chấn thương đầu gối thường gặp làm tăng nguy cơ hình thành gai xương đầu gối bao gồm:
-
Rách sụn khớp
-
Rách/Bong gân dây chằng
-
Gãy xương
Những thay đổi do tuổi tác
Sụn bị thoái hóa một cách tự nhiên theo tuổi tác, trở nên kém đàn hồi và kém linh hoạt. Các sợi collagen trở nên lỏng lẻo hơn.
Tất cả điều này khiến sụn trở nên cứng và giòn hơn, dễ bị mòn, rách và thoái hóa, làm tăng nguy cơ hình thành gai xương ở đầu gối.
Căng thẳng lặp đi lặp lại
Các gai đầu gối có thể phát triển trong một số công việc hoặc hoạt động hàng ngày dẫn đến căng thẳng lặp đi lặp lại ở khớp gối, như ngồi xổm, quỳ hoặc chạy.
Các nguyên nhân khác
-
Béo phì: thừa cân hoặc béo phì gây thêm áp lực lên đầu gối, đặc biệt là mặt trong của đầu gối.
-
Di truyền
-
Bàn chân bẹt làm thay đổi cách truyền lực qua chân, tạo thêm áp lực lên mặt trong của đầu gối
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh như quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thực phẩm chế biến sẵn và carbohydrate tinh chế.
Triệu chứng gai khớp gối
Gai xương đầu gối có kích thước nhỏ ít khi gây ra các triệu chứng hay ảnh hưởng tới việc vận động của người bệnh.
Khi các gai phát triển lớn hơn, nó bắt đầu cọ xát vào xương hoặc mô khác gây ra nhiều triệu chứng:
-
Đau khi vận động
-
Sưng tấy, khó vận động
-
Tê bì/ ngứa ran vùng đầu gối và đôi khi mất cảm giác
-
Giảm phạm vi chuyển động
-
Cứng khớp gối
-
Khớp gối bị teo, biến dạng
-
Viêm gân/ rách gân
Các phương pháp điều trị gai khớp gối
Điều trị gai khớp đầu gối cần dựa trên kết quả chẩn đoán và đánh giá hình ảnh để xác định mức độ và vị trí tổn thương.
Chẩn đoán phải được kết hợp giữa việc khai thác bệnh sử, khám thực thể lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.
Một số kỹ thuật thường được chỉ định là: chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI (chụp cộng hưởng từ), siêu âm….
Mục tiêu
điều trị chính cho bệnh nhân gai đầu gối là giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chức năng khớp và giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây ra gai xương đầu gối.
Điều trị không phẫu thuật
-
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol và NSAID
-
Vật lý trị liệu: Có tác dụng giúp giảm triệu chứng và phục hồi vận động khớp.
-
Các bài tập tăng cường và giãn cơ để cải thiện khả năng vận động, sức mạnh của khớp gối và tăng cường sự ổn định tổng thể của khớp.
-
Tiêm đầu gối: Thuốc kháng viêm Corticosteroid và Axit Hyaluronic có tác dụng giảm viêm, bôi trơn khớp và cải thiện tình trạng đau khi di chuyển.
-
Thiết bị hỗ trợ: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp đầu gối, dụng cụ chỉnh hình hoặc miếng lót giày thực sự có thể giúp giảm bớt áp lực lên khớp gối.
-
Thay đổi lối sống: Duy trì cân nặng khỏe mạnh, áp dụng các bài tập ít tác động như đạp xe hoặc bơi lội thay vì chạy và tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Điều trị gai đầu gối bằng thuốc tiêm Axit Hyaluronic
Phẫu thuật xương gai đầu gối
Có hai phương pháp phẫu thuật gai đầu gối được áp dụng phổ biến hiện nay, đó là phương pháp nội soi và phẫu thuật thay khớp gối.
-
Nội soi khớp gối: Phẫu thuật cắt bỏ gai xương đầu gối qua nội soi.
-
Thay khớp: Thay thế khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo.
Biện pháp phòng ngừa gai khớp gối
Như đã phân tích, nguyên nhân chính hình thành gai xương là viêm khớp, thoái hóa khớp. Do đó, để ngăn ngừa hình thành gai đầu gối, cần nhận biết và điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, tránh để bệnh tiến triển nặng gây biến chứng.
Theo Đông y, bệnh xương khớp là do các yếu tố thấp bị tắc nghẽn tại kinh lạc gây bệnh, nguyên nhân chủ yếu là khí huyết kém lưu thông dẫn đến hàn thấp dễ dàng xâm nhập vào, gây đau và sưng khớp.
Để điều trị, các phương thuốc dân tộc thường phối nhiều vị thuốc có tác dụng nhuận gân cốt, tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, vừa giúp giảm triệu chứng vừa tác động cải thiện nguyên nhân bệnh.
Thuốc Xương khớp Đông y dạng viên nén là sự kế thừa trên nền tảng bài thuốc xương khớp cổ phương, trải qua nghiên cứu và hoàn thiện, là giải pháp hiệu quả cho các chứng viêm khớp, hỗ trợ
điều trị tình trạng thoái hóa khớp, gai cột sống…
Thuốc Xương khớp Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh xương khớp có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/gai-khop-goi-gay-dau-don-can-xac-dinh-nguyen-nhan-de-phong-ngua-n26171.html
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO,
Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 750mg, Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) 600mg, Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 600mg, Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) 450mg, Liên nhục (Semen Nalumbinis nuciferae) 450mg, Tục đoạn (Radix Dipsaci) 300mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 300mg, Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) 300mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 600mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 600mg, Uy linh tiên (Radix et Rhizoma Clematidis) 450mg, Thông thảo (Medulla Tetrapanacis papyrifery) 450mg, Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 300mg, Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 300mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Chống chỉ định - Thận trọng:
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Thận trọng: Phong thấp thể nhiệt.
Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định - Tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
|