Hôi miệng có làm bạn xấu hổ và ngại giao tiếp với mọi người? Có một vài cách đơn giản giúp chữa hôi miệng hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngay từ hôm nay.
Chữa hôi miệng hiệu quả để tự tin giao tiếp
Các loại hôi miệng phổ biến
Hôi miệng có thể phát sinh từ một vấn đề trong miệng, đường tiêu hóa hoặc từ quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Muốn biết hôi miệng chữa bằng cách nào, trước hết cần nhận biết một số mùi hôi miệng phổ biến nhất và nguyên nhân gây ra:
Hơi thở có mùi thối hoặc nồng nặc (như rác thải hoặc xác chết)
Áp xe hoặc nhiễm trùng trong miệng, cổ họng hoặc phổi có thể khiến hơi thở có mùi thối rữa.
Ví dụ, giãn phế quản, một tình trạng khiến các ống phế quản (đường dẫn khí) dày lên và mở rộng, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại và chất nhầy dư thừa có mùi hôi nồng nặc.
Ngoài ra, đeo răng giả, thức ăn giắt vào răng không được làm sạch cũng khiến vi khuẩn phát triển gây mùi thối rữa.
Sâu răng, viêm lợi cũng là nguyên nhân gây hôi miệng
Hơi thở có mùi như nước tẩy sơn móng tay
Ăn kiêng ít carb như chế độ ăn Keto sẽ khiến cơ thể đốt cháy chất béo dự trữ thay vì carb, và điều này có thể tạo ra một chất hóa học gọi là Acetone trong quá trình này.
Acetone là hóa chất tương tự được tìm thấy trong nhiều loại nước tẩy sơn móng tay. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra việc giải phóng acetone.
Hơi thở có mùi chua
Với bệnh
trào ngược dạ dày thực quản (GERD), cơ giữa thực quản và dạ dày không đóng lại đúng cách. Do đó, chất chứa trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, cổ họng hoặc miệng.
Nếu bạn bị GERD, hơi thở của bạn đôi khi có mùi chua, giống như thức ăn đã tiêu hóa một phần.
Hơi thở có mùi như phân
Nếu có thứ gì đó cản trở dòng chất thải qua ruột, hơi thở của bạn có thể bắt đầu có mùi như phân. Ngoài hơi thở có mùi thối, người bệnh còn có các dấu hiệu: đầy hơi, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón...
Nếu bạn gặp những triệu chứng này, cần đi khám ngay lập tức, vì tắc ruột có thể đe dọa tính mạng.
Hơi thở có mùi amoniac hoặc nước tiểu
Hơi thở có mùi amoniac hoặc nước tiểu được gọi là chứng tăng ure huyết. Tình trạng này thường do thận bị tổn thương, do chấn thương hoặc bệnh tật.
Nếu thận không thể thải đủ nitơ, các hóa chất sẽ tích tụ bên trong cơ thể, dẫn đến mùi amoniac.
Hơi thở có mùi mốc
Những người bị bệnh gan, bao gồm cả xơ gan, hơi thở có mùi mốc đặc trưng.
Mùi đặc biệt này được tạo ra bởi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tích tụ trong cơ thể khi gan không hoạt động bình thường. Dimethylsulfide được cho là nguyên nhân chính gây ra mùi mốc.
Hơi thở có mùi mồ hôi chân
Việc phá vỡ protein là rất quan trọng với cơ thể. Khi cơ thể không sản xuất đủ các loại enzym thích hợp để phân hủy axit amin, hơi thở có thể có mùi đặc biệt, tùy thuộc vào loại enzym nào không hoạt động bình thường.
Isovaleric acidemia - một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, gây ra sự tích tụ leucine trong máu, dẫn đến mùi giống như mồ hôi chân.
Hơi thở có mùi tanh
Trimethylaminuria là một chứng rối loạn enzym khác, trong đó cơ thể không thể phân hủy
trimethylamine - một hợp chất hữu cơ. Điều này có thể khiến hơi thở, mồ hôi và các chất dịch cơ thể khác có mùi tanh.
Hơi thở có mùi bắp cải luộc
Hypermethioninemia - một rối loạn di truyền - xảy ra khi cơ thể không thể chuyển hóa axit amin methionine. Nó khiến hơi thở và nước tiểu có mùi của bắp cải luộc.
Những người bị tình trạng này thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài chứng hôi miệng này.
Xác định nguyên nhân chính gây hôi miệng
Vi khuẩn
Miệng của chúng ta ấm và ẩm ướt - điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Hơn 500 chủng vi khuẩn khác nhau có thể được tìm thấy trong miệng, chủ yếu ở bề mặt trên cùng của lưỡi và các kẽ hở giữa các răng.
Những vi khuẩn này giải phóng các hợp chất sulfuric dễ bay hơi (VSC), khí làm cho hơi thở có mùi hôi.
Thức ăn
Sự phân hủy của các mảnh thức ăn trong và xung quanh răng có thể làm tăng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Ăn một số loại thực phẩm, chẳng hạn như hành, tỏi và nhiều gia vị khác, cũng có thể gây hôi miệng. Sau khi tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ đi vào máu, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở.
Rất nhiều loại thực phẩm có thể gây hôi miệng
Hút thuốc lá
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng khoảng 80% những người hút thuốc bị hôi miệng. Các hóa chất trong thuốc lá gây hôi miệng và thuốc lá cũng gây ra các bệnh về răng miệng khiến hơi thở nặng mùi hơn.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc cũng có thể làm khô miệng, bao gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, một số loại thuốc điều trị ung thư...
Vệ sinh răng miệng không sạch
Nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa/tăm hàng ngày, các mảnh thức ăn vẫn còn trong miệng, gây hôi miệng. Một màng vi khuẩn (mảng bám) không màu sẽ hình thành trên răng.
Nếu không được chải sạch, mảng bám có thể gây kích ứng nướu và cuối cùng hình thành các túi chứa đầy mảng bám giữa răng và nướu (viêm nha chu). Vi khuẩn và mảng bám cũng bám trên lưỡi và tạo mùi. Răng giả không được làm sạch thường xuyên hoặc không khít có thể chứa vi khuẩn gây mùi.
Khô miệng
Nước bọt phân hủy thức ăn và giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Nếu các tuyến nước bọt không tạo đủ nước bọt, miệng sẽ bị khô - một tình trạng gọi là xerostomia. Xerostomia có thể dẫn đến bệnh nướu răng, sâu răng và các vấn đề gây mùi khác.
Viêm nhiễm trong miệng
Hôi miệng có thể do vết thương sau phẫu thuật, chẳng hạn như nhổ bỏ răng, hoặc do sâu răng, bệnh nướu răng hoặc lở miệng.
Các vấn đề về miệng, mũi, họng
Hôi miệng đôi khi có thể do viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang...
Các nguyên nhân khác
Mắc bệnh ung thư, rối loạn chuyển hóa cũng có thể gây ra mùi hơi thở đặc biệt do các chất hóa học tạo ra. Trào ngược dạ dày mạn tính cũng khiến hơi thở có mùi.
Hôi miệng và cách chữa đơn giản
Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá không chỉ giúp cải thiện hơi thở mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Khắc phục tình trạng khô miệng
Nên uống nhiều nước, dùng máy tạo độ ẩm trong phòng nếu bạn thường xuyên há miệng khi ngủ.
Hạn chế caffeine, thuốc kháng histamine và rượu để tránh gây mất nước.
Điều trị và kiểm soát các bệnh lý mắc phải
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tắc ruột, tiểu đường… nếu điều trị và kiểm soát tốt bệnh thì sẽ sớm giải quyết được tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
Vệ sinh răng miệng tốt
Bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút. Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm để làm sạch các kẽ răng.
Bạn cũng nên đi khám răng định kỳ và nên đi lấy cao răng để hạn chế mảng bám, viêm nướu…
>> Xem thêm Các phương pháp chăm sóc răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giảm nguy cơ hôi miệng
Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người là dùng nước súc miệng sẽ làm sạch miệng, thực tế là nước súc miệng có chứa cồn có thể gây kích ứng miệng, khô miệng. Loại sản phẩm này chỉ giúp làm sạch miệng tức thì, sau đó có thể gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược
Thay vì dùng nước súc miệng có chứa cồn, bạn có thể sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược để làm sạch và bảo vệ răng miệng tối ưu.
Nước ngậm răng miệng khác với nước súc miệng ở chỗ thời gian ngậm trong miệng lâu hơn (thường là 5 phút). Trong thời gian này, thỉnh thoảng súc nhẹ, các hoạt chất sẽ len lỏi tận sâu các kẽ răng, hốc khoang miệng để làm sạch. Nhờ vậy, sẽ giúp đào thải cặn bẩn còn sót lại trong miệng, hỗ trợ làm sạch răng miệng. Các thảo dược còn giúp hơi thở thơm tho hơn, hỗ trợ giảm tình trạng hôi miệng.
Như vậy, để chữa hôi miệng hiệu quả, không còn cách nào khác là bạn cần vệ sinh răng miệng thật sạch, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý mắc phải để hơi thở thơm tho, tự tin hơn trong giao tiếp.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|