Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma Longifolia, thuộc họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma hay còn gọi là cây bá bệnh, cây bách bệnh (do được cho là có khả năng chữa bách bệnh hiệu quả trong dân gian), lồng bẹt, tho nan (theo dân tộc Tày). Ngoài ra, còn có tên gọi khác như cây mật nhơn, cây hậu phác nam.
Cây mật nhân được tìm thấy nhiều tại những cánh rừng thưa ở Đông Nam Á, tập trung tại các nước như Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Tại Việt Nam, mật nhân mọc nhiều tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Cây mật nhân trị bệnh gì?
Theo Y học cổ truyền, cây mật nhân có tính mát, vị đắng không độc và quy vào kinh Thận, Can.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng vỏ cây mật nhân chứa hàm lượng lớn chất urycomalacton (chất gây đắng) và nhiều hoạt chất gồm camopesterol, quasin, 2,6 – dimetoxybenzoquinon, bsitorol, alcaloid (10 – dimethoxycanthin, carbolin), triterpen (piscidinol A, niloticin, hyspidron), quassinoid (eurycomalacton, longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon)...
Dựa vào các thành phần hoạt chất trên, công dụng của cây mật nhân đối với sức khỏe và điều trị bệnh như sau:
-
Cải thiện nồng độ hormone nam giới tự nhiên, đồng thời cải thiện một số triệu chứng như xuất tinh sớm, yếu sinh lý, tăng ham muốn, cải thiện chất lượng của tinh trùng...
-
Điều kinh bổ huyết giúp giảm chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
-
Điều trị bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lị.
-
Điều trị những bệnh da liễu như chàm, ghẻ hay mẩn ngứa cho trẻ em.
-
Cải thiện chức năng đường tiêu hóa giúp ăn uống ngon miệng hơn.
-
Hạn chế lại nguy cơ mắc chứng sốt rét, sốt xuất huyết do ký sinh trùng.
-
Giúp điều trị đau nhức xương khớp
-
Giúp giải rượu
-
Giúp điều trị bệnh gan
-
Tẩy giun
Liều lượng và cách sử dụng cây mật nhân
Để đảm bảo dược tính cũng như tác dụng của thuốc, liều lượng và cách sử dụng là điều không nên bỏ qua. Với mật nhân có rất nhiều cách để chế biến sử dụng, bạn có thể tham khảo một số cách điều chế thuốc sau đây:
-
Sắc thuốc lấy nước uống: Dùng mật nhân cắt thành miếng mang hãm lấy nước uống thay nước trà. Lượng mật nhân dùng mỗi ngày sẽ khoảng 15g.
-
Tán mịn dược liệu thành dạng bột: Dùng 6 - 10g mật nhân tán thành bột mịn rồi nặn thành viên đan uống.
-
Dùng nấu thành cao: Rễ và thân mật nhân chế biến để thành dạng bột rồi nấu cùng mật ong, nấu sệt lại và giữ ổn định 55 độ. Sau hỗn hợp đạt thì để nguội và bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh. Những lần dùng chỉ lấy 1 thìa cà phê là đủ.
-
Ngâm rượu mật nhân: Rễ mật nhân sau khi thái mỏng mang phơi khô. Phần rễ là bộ phận thích hợp nhất để ngâm rượu. Cây mật nhân ngâm rượu cần chờ 1 tháng mới có thể phát huy công dụng.
Các phương thuốc trị bệnh từ mật nhân
Phương thuốc trị bệnh gan
Bài 1: Sắc 1 lít nước nấu cùng 30 gam cây mật nhân. Thuốc sắc cho đến khi còn nửa là có thể dùng được.
Bài 2: Ở công thức này cần 10g cây cà gai leo, 30g diệp hạ châu sắc cùng 1 lít nước. Lần này sắc Cho đến khi còn 0,5 lít nước. Với lượng thuốc này dùng 3 - 4 lần mỗi ngày và khi còn ấm.
Phương thuốc trị đau bụng, khó tiêu, chướng bụng
Lấy 50 gam các vị thuốc như: cam thảo, rễ cây mật nhân, hoắc hương, trần bì, cam thảo, dây mơ, củ sấu, củ bồ bồ, sả. Các nguyên liệu trước khi dùng đều mang rửa cho sạch, về sau phơi khô tán nhuyễn. Những lần dùng sẽ lấy 12g hãm nước nóng dùng dần.
Phương thuốc thanh nhiệt, giải độc
Mật nhân cùng đậu đen và một số dược liệu khác sắc lấy nước đều có thể thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Mỗi vị thuốc sẽ cân lấy khoảng 10g: hà thủ ô, cỏ xước, dây ký ninh, rễ ô môi.
Phương thuốc cải thiện hệ tiêu hóa
Cân lấy 20g rễ mật nhân và 10g chuối sứ nướng vàng (khô). Thay vì sắc bằng nước thường thì chúng ta sẽ dùng 1 lít rượu trắng và để chờ 7 ngày mới dùng. Uống 30ml mỗi ngày chia làm 3 lần vào sáng, trưa, tối.
Tác dụng phụ khi dùng mật nhân
Bên cạnh những công dụng của cây mật nhân được sử dụng trong điều trị, dược liệu này cũng có những tác dụng phụ và tương tác thuốc trong sử dụng.
Tác dụng phụ:
-
Nôn và buồn nôn
-
Chóng mặt, đau đầu
-
Kích ứng da
-
Hạ đường huyết
-
Nôn mửa do ngộ độc.
Những trường hợp không nên dùng:
-
Người mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần trong cây mật nhân
-
Trẻ em dưới 9 tuổi và phụ nữ đang mang thai
-
Người mắc các bệnh lý về dạ dày, tim mạch, gan
-
Người có vấn đề về chức năng nội tạng
-
Người bệnh vừa hồi phục.
Như bất kỳ loại thuốc nào, dược liệu mật nhân cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây ra những tương tác thuốc nguy hiểm.
Trong trường hợp trị bệnh gan, người bệnh nên tham khảo sử dụng bài thuốc gan Đông y được kết hợp từ nhiều loại dược liệu đã được chứng minh có hiệu quả với bệnh gan.
Đông y có bài thuốc trị bệnh gan hiệu quả có tác dụng nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết, thường dùng trong các trường hợp viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan, bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy,
suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.
Hiện nay bài thuốc gan Đông y đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Giải Độc Gan Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Giải Độc Gan Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh gan có thể tham khảo sử dụng.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tac-dung-phu-can-biet-khi-dung-mat-nhan-tri-benh-gan-n26824.html