Rất nhiều người cho rằng muốn rửa mặt sạch thì cần dùng sữa rửa mặt chứa xà phòng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, với những người có làn da khô và nhạy cảm, tốt hơn hết là nên dùng sữa rửa mặt không chứa xà phòng. Sữa rửa mặt không chứa xà phòng có ưu điểm gì nổi bật?
Sự khác nhau giữa sữa rửa mặt chứa xà phòng và không chứa xà phòng?
Xà phòng được tạo thành nhờ phản ứng xà phòng hóa giữa kiềm và các acid béo. Vì có chứa kiềm (NaOH, KOH) ở nồng độ cao để thực hiện phản ứng xà phòng hóa mà các loại sữa rửa mặt chứa xà phòng thường có độ pH khá cao (pH > 7).
Sữa rửa mặt không chứa xà phòng làm sạch nhờ các chất hoạt động bề mặt như Disodium laureth sulfosuccinate, SLS, Coco-betaine…
Sữa rửa mặt không chứa xà phòng thường có độ pH thấp, tương thích với độ pH trên da.
Sữa rửa mặt không chứa xà phòng thường có pH thấp phù hợp với pH trên da
Sữa rửa mặt không chứa xà phòng làm sạch như thế nào?
Chất hoạt động bề mặt là các phân tử dài, hai đầu. Một đầu thân nước và đầu kia thân dầu. Phân tử hai đầu này là cầu nối giữa nước và dầu: một bên liên kết với một phân tử nước, phía bên kia liên kết với một phân tử dầu và nhờ vậy chúng kết hợp để loại bỏ các bụi bẩn và chất cặn bã trên bề mặt da một cách hiệu quả. Đối với những chất bẩn tan trong nước, sẽ được rửa sạch ngay khi da mặt tiếp xúc với nước, còn lại những dầu thừa bã nhờn không tan được trong nước, khi dùng sữa rửa mặt trên da, đầu thân dầu của phân tử kết hợp với các chất đó một cách hiệu quả, sau đó đầu ưa nước của phân tử sẽ kết hợp với nước, đem các chất bẩn ra khỏi bề mặt da.
Tại sao nên dùng sữa rửa mặt không chứa xà phòng?
Da mặt của chúng ta hơi có tính acid với độ pH 5.5. Lớp acid này sẽ giúp giữ ẩm cho da và giúp các lợi khuẩn trên mặt phát triển. Đây cũng là môi trường lý tưởng cho các enzym da hoạt động để giữ ẩm và tẩy tế bào chết.
Để không ảnh hưởng đến lớp màng đó, độ pH của sữa rửa mặt cần phải tương đương với pH trên da. Nếu sử dụng sữa rửa mặt có độ kiềm quá cao, cân bằng acid trên da sẽ bị phá hủy. Mặc dù trong thành phần có bổ sung các chất giữ ẩm để khắc phục như Glycerin, acid hyaluronic, acid béo… nhưng đôi khi sữa rửa mặt chứa xà phòng vẫn “khắc nghiệt” với da khô, da nhạy cảm hay da mụn. Khi sử dụng những sản phẩm có chứa xà phòng, da thường cảm thấy khá khô và rít sau khi sử dụng, đó là bởi vì độ pH quá cao và khả năng làm sạch cực mạnh nên sản phẩm đã cuốn bay cả bụi bẩn lẫn lớp dầu tốt tự nhiên trên da nữa. Da thiếu ẩm về lâu về dài sẽ hình thành
nếp nhăn khiến da chảy xệ.
Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH quá cao gây khô da
Giữ độ pH chuẩn trên da còn giúp những chất dưỡng da càng dễ thấm vào da. Nguyên nhân là bởi lúc này lớp màng bảo vệ da của bạn đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình, vậy nên mỹ phẩm được hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn. Sữa rửa mặt không chứa xà phòng thường có độ pH thấp, tương thích với pH của da, là sản phẩm phù hợp với mọi loại da đặc biệt là da nhạy cảm. Các loại sữa rửa mặt không chứa xà phòng thường có chứa dầu khoáng hoặc sáp ong. Chúng giúp làm sạch nhẹ nhàng mà không gây khô da, kích ứng da, ngược lại còn giúp giữ lại độ ẩm trên da.
Không giống như các sản phẩm có chứa xà phòng, sữa rửa mặt không chứa xà phòng thường tạo ra ít bọt khi sử dụng. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng chúng làm sạch không hiệu quả. Thực tế chúng làm sạch da mặt một cách nhẹ nhàng, thậm chí một số loại sữa rửa mặt không chứa xà phòng có thể dùng để tẩy trang bằng cách thoa lên da rồi dùng khăn giấy hoặc bông tẩy trang lau sạch.
Sửa rửa mặt Lenka là sản phẩm không chứa xà phòng, với độ pH 6.5 tương thích với làn da, làm sạch một cách dịu nhẹ, duy trì độ ẩm cho làn da.
DS Phan Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN