Viêm dạ dày gây khó thở nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, bệnh lý dạ dày thường khó chữa do ảnh hưởng từ việc ăn uống, dùng thuốc và căng thẳng tác động.
Viêm dạ dày gây khó thở là tình trạng bệnh nghiêm trọng
Viêm dạ dày có gây khó thở không?
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nhiễm trùng (Helicobacter pylori), thuốc (NSAIDs), chất kích thích (rượu bia), căng thẳng và hiện tượng tự miễn dịch (viêm teo dạ dày).
Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh là: nhức hoặc đau rát ở bụng trên, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị viêm dạ dày không có triệu chứng.
Viêm dạ dày cấp tính kéo dài một thời gian có thể tiến triển thành mạn tính. Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện từ từ, theo thời gian, có thể nhận thấy triệu chứng khó thở hoặc nghẹn khi nuốt. Nguyên nhân gây khó thở là do lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn, lâu dần lên men, sinh ra khí. Lượng khí này nhiều dần và gây áp lực ở dạ dày lên các cơ quan nội tạng khác. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến
trào ngược dạ dày ở một số bệnh nhân.
Khi áp lực này đủ lớn, nó sẽ chèn ép lên thực quản, ảnh hưởng tới khí quản, khiến khí quản bị đè nén và hẹp hơn, từ đó dẫn tới hiện tượng đau dạ dày khó thở. Đây được coi là dấu hiệu tình trạng
viêm dạ dày đang ở mức báo động.
Triệu chứng khó thở có thể trầm trọng hơn ở những người thường xuyên uống rượu bia, ít vận động, thừa cân béo phì, căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết, ăn nhiều đồ ăn nhanh khó tiêu.
Thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày sinh khí chèn ép lên các cơ quan khác
Với những người bị viêm dạ dày, mắc kèm các bệnh lý hô hấp khác như viêm thanh quản, viêm phế quản, hen suyễn, triệu chứng khó thở có thể kích thích và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh lý hô hấp.
Sự nguy hiểm của viêm dạ dày gây khó thở
Viêm dạ dày gây khó thở thường xuất hiện khi tình trạng viêm ở giai đoạn nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
-
U bướu thực quản
-
Nhiễm trùng thực quản, khí quản
-
Mất giọng do tổn thương cổ
-
Viêm thực quản mạn tính
-
Ung thư thực quản.
Điều trị viêm dạ dày gây khó thở như thế nào?
Lưu ý cho người bệnh
Để tránh tình trạng viêm dạ dày và triệu chứng khó thở thêm trầm trọng, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
-
Tránh các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm niêm mạc như trà đặc, cà phê đen, đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua.
Đồ ăn chua gây hại cho niêm mạc dạ dày
-
Không nên ăn quá no, không bỏ bữa, không ăn quá muộn, có thể chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
-
Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích vì chúng làm tổn thương các yếu tố bảo vệ dạ dày.
-
Giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, không để đầu óc suy nghĩ, căng thẳng quá độ.
Sử dụng thuốc Tây y
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị là:
-
Nhóm tác động lên acid dịch vị: antacid, ức chế bơm proton, kháng Histamin H2
-
Nhóm thuốc giảm đau chống co thắt: Averin, Drotaverin để cải thiện những cơn đau vùng thượng vị.
-
Kháng sinh: thuốc kháng sinh được sử dụng phối hợp khi tình trạng viêm loét dạ dày có xuất hiện vi khuẩn Helicobacter pylori.
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp có nhiễm khuẩn
-
Men tiêu hóa để giúp cho sự hấp thu, tiêu hóa thức ăn được tốt hơn
-
Thuốc chống nôn: dùng trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên nôn mửa.
Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày cấp tính và mạn tính một cách hiệu quả, cải thiện các triệu chứng và hạn chế tái phát thông qua cơ chế tác động kép: ngăn chặn yếu tố tấn công và tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc an toàn, hầu như không có tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại