Bệnh trĩ sau sinh là tình trạng khá phổ biến đối với nhiều mẹ sinh thường và cả sinh mổ. Tìm hiểu nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh dễ bị trĩ và các phương pháp khắc phục hiệu quả.
Nhiều phụ nữ gặp phải bệnh trĩ sau sinh gây nhiều khó khăn khi chăm con nhỏ
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là hiện tượng sưng các tĩnh mạch bên trong trực tràng – là phần dưới cùng của ruột già. Khi các mạch máu này phồng lên, bạn sẽ cảm thấy một khối u mềm, hoặc đôi khi cứng bên trong trực tràng hoặc xung quanh hậu môn. Bũi trĩ có thể chỉ nhỏ bằng hạt đậu hoặc to bằng kích thước quả nho. Trĩ có thể gây ngứa hoặc đau, đôi khi gây chảy máu khi đi nặng.
Bệnh trĩ sau sinh là hiện tượng hết sức phổ biến với cả phụ nữ sinh thường hay sinh mổ. Do trong quá tình mang thai, tử cung phát triển mở rộng gây ra áp lực lên tĩnh mạch đưa máu từ chân lên tim. Phụ nữ mang thai bị táo bón cũng góp phần gây ra bệnh trĩ sau sinh tuy nhiên tình trạng này có thể cải thiện được.
Bệnh trĩ thường gặp cả khi mang thai và thời kỳ hậu sản. Thông thường, bệnh trĩ dễ phát triển trong thời kỳ mang thai và sẽ tự khỏi sau khi sinh con nếu như biết cách thay đổi chế độ ăn để tránh táo bón.
Đôi khi trĩ từ khi mang thai không khỏi sau khi sinh bé. Có khoảng 40% phụ nữ bị trĩ hoặc có các vết rách nhỏ ở hậu môn gọi là vết nứt sau khi sinh.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ sau sinh
Phụ nữ sinh thường rất dễ mắc trĩ
Phụ nữ mắc phải bệnh trĩ sau sinh mổ và sinh thường là do một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Tử cung mở rộng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, tử cung mở rộng gây áp lực lên một tĩnh mạch lớn gọi là tĩnh mạch chủ dưới mang máu từ chân trở về tim. Áp lực này làm chậm lưu lượng máu từ nửa dưới của cơ thể. Áp lực từ việc máu luân chuyển chậm sẽ đè lên các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và khiến chúng bị sưng lên gây ra trĩ.
>> Xem thêm Mô tả triệu chứng trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả
Gia tăng hormone progesterone
Khi mang thai, hormone progesterone gia tăng sẽ làm giãn thành tĩnh mạch khiến chúng dễ sưng lên. Hormone này cũng gây ra táo bón bằng cách làm chậm sự di chuyển của thức ăn đã tiêu hóa qua đường ruột. Khi phân di chuyển chậm hơn, lượng nước bị mất dần khiến phân khô cứng hơn gây ra táo bón. Lâu dần táo bón sẽ dễ ảnh hưởng tới trĩ.
Táo bón
Tình trạng táo bón có thể gây ra bệnh trĩ hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cố gắng rặn để đi cầu sẽ gây áp lực lên thành trực tràng, dẫn tới bệnh trĩ.
Quá trình sinh thường
Phương pháp điều trị tại nhà cho phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh
Có thể dùng thuốc bôi trĩ để giảm đau
Hầu hết bệnh trĩ sẽ tự khỏi nếu áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây để giảm bớt các triệu chứng. Cụ thể:
-
Chườm đá: Bọc đá hoặc túi lạnh vào một miếng vải và chườm trong khoảng 10 phút để giúp giảm đau do trĩ sau sinh.
-
Sử dụng thuốc bôi trĩ hoặc thuốc đặt: Một số loại thuốc đặt trĩ hoặc bôi búi trĩ có thể giúp giảm đau. Nên dùng sản phẩm theo đúng hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc kê theo đơn. Sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau hiệu quả đối với các mẹ sinh thường bị rách hoặc rạch tầng sinh môn. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách sử dụng các sản phẩm này sau sinh.
-
Làm sạch khu vực hậu môn nhẹ và kỹ lưỡng: Dùng nước ấm rửa sạch khu vực hậu môn để tránh bị tổn thương sau sinh.
-
Nghỉ ngơi nhiều hơn: Với phụ nữ mới sinh và bị đau trĩ thì nên nằm nhiều để giúp làm giảm áp lực lên phần hậu môn.
-
Uống thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau chứa acetaminophen hoặc ibuprofen theo liều khuyến cáo có thể giúp giảm đau an toàn khi bị trĩ sau sinh và có thể sử dụng được khi đang cho bú.
-
Ngâm mình trong bồn tắm: Thử ngâm mình trong trong bồn tắm có khoảng 5-7 cm nước ấm và ngâm khoảng 15 phút một lần, vài lần mỗi ngày. Cách này sẽ giúp co búi trĩ hiệu quả.
Thay đổi thói quen để cải thiện bệnh trĩ sau sinh
Nên sử dụng gối ngồi sau khi sinh để giảm đau trĩ
Phụ nữ sau sinh nên thay đổi thói quen để giúp phần nào cải thiện tình trạng trĩ và táo bón. Bạn nên áp dụng:
-
Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm mềm phân. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau như bông cải xanh, đậu xanh, các loại hoa quả như lê và táo, các loại đậu như đậu lăng và đậu đen, bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt.
-
Uống nhiều nước: Nếu bạn đang cho con bú, nên đảm bảo uống ít nhất 8 cốc nước 200ml mỗi ngày. Nên chọn nước ấm và uống một cốc nước mỗi khi cho con bú.
-
Không ngồi quá lâu: Ngồi lâu trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Thay vào đó, hãy nằm nhiều hơn sau khi sinh kể cả khi bạn phải cho con bú.
-
Sử dụng gối để ngồi: Đối với phụ nữ sau sinh bị trĩ thì nên dùng gối chuyên dụng để ngồi, tránh làm đau trĩ khi cho bú.
-
Tập một số bài tập: Dù sau sinh vẫn còn đau ở tầng sinh môn và đau trĩ thì các mẹ cũng nên chịu khó di chuyển nhiều hơn, như đi bộ xung quanh giường và trong phòng. Tập thể dục thường xuyên cũng là một biến pháp giúp ngăn ngừa táo bón.
Sử dụng thuốc trĩ Đông y cải thiện bệnh trĩ sau sinh cho mẹ
Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống và tập luyện thì bà mẹ sau sinh có thể tham khảo sử dụng thuốc trĩ Đông y. Từ thảo dược tự nhiên, thuốc trĩ Đông y không gây tác dụng phụ tới sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa mẹ.
Bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền thành mạch, chống cầm máu, co búi trĩ. Tác dụng bổ tỳ vị giúp tác động vào cơ địa nên giúp ngăn ngừa và dự phòng trĩ tái phát. Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng.
Hiện sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Phụ nữ sau sinh bị trĩ nên uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên cùng với nước trước bữa ăn.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/bat-mi-nguyen-nhan-dan-toi-benh-tri-sau-sinh-va-giai-phap-khac-phuc-n13416.html
Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Thành phần:
• Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500,0 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg
• Thành phần tá dược :
Microcrystalline cellulose, Calcium carbonat, Magnesium stearate, Sodium Starch Glycolate, Silicon dioxide, Iron Oxide Brown, Titan dioxyd, Hydroxypropyl methyl cellulose 6cps, PEG 6000, Talc. vđ 1 viên
Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Liều dùng, cách dùng
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
- Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
+Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
+Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 09/2022/XNQC/YDCT
|