Trĩ là căn bệnh tế nhị nhưng gây ra rất nhiều phiền toái, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại. Vậy trĩ là gì, làm sao để điều trị hiệu quả?
75% dân số Việt Nam có bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ dân gian hay gọi là lòi dom là một bệnh nằm ở đường tiêu hóa phía cuối gần hậu môn có nguyên nhân do sự giãn nở quá mức của hệ thống mạch máu.
Trong cơ thể con người tồn tại một hệ tĩnh mạch trĩ nằm bên trong thành trực tràng và ống hậu môn. Khi áp lực trong các tĩnh mạch này tăng lên trên mức bình thường và kéo dài sẽ khiến tĩnh mạch bị phồng to đồng thời có hiện tượng viêm ở các mô xung quanh và gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ.
Phân loại trĩ bệnh học
Trĩ được phân thành trĩ nội và trĩ ngoại
Trĩ ngoại: Các tĩnh mạch trĩ bị sưng phồng nằm ở ngoài cửa ống hậu môn.
Trĩ nội: Các tĩnh mạch sưng phồng nằm bên trong trực tràng, phía trên đường lược.
Trĩ nội thường có 3 búi trĩ chính ở các vị trí 4 giờ, 8 giờ và 11 giờ, có thể có các búi trĩ phụ nằm xen kẽ. Vị trí hình thành không có thần kinh cảm giác, nên ít khi gây đau giai đoạn sớm.
Trĩ nội được phân loại thành 4 mức độ theo sự tiến triển của búi trĩ.
-
Trĩ nội độ 1: Búi trĩ luôn nằm bên trong. Người bệnh ít khi có triệu chứng, chỉ thỉnh thoảng đi cầu có vệt máu nhỏ.
-
Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bị đẩy ra ngoài mỗi khi đại tiện và sau đó có khả năng tự thụt trở lại vào bên trong trực tràng.
-
Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sẽ thường xuyên bị kéo ra ngoài hậu môn theo nhu động, sau đó cần một lực đẩy mới có thể trở lại bên trong.
-
Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sẽ bị kéo hẳn ra ngoài hậu môn mà không thể đẩy ngược trở lại.
Bệnh nhân có thể bị trĩ hỗn hợp khi mắc kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại. Các búi trĩ hỗn hợp có thể liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
>> Xem thêm Tổng hợp 10 loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ
Trĩ nội và trĩ ngoại được phân biệt qua ranh giới đường lược
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân chính gây bệnh trĩ là sự gia tăng áp lực xoang tĩnh mạch trĩ. Điều này có nhiều yếu tố kích thích như:
-
Thừa cân, béo phì
-
Mang thai
-
Thường xuyên phải nâng vật nặng
-
Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, thói quen ngồi lâu, rặn khi đi cầu
-
Quan hệ qua đường hậu môn
-
Chế độ ăn ít chất xơ, táo bón
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ
Mặc dù là căn bệnh vô cùng phổ biến nhưng các triệu chứng điển hình của trĩ thường bị bỏ qua ở giai đoạn đầu và chỉ được nhận biết rõ ràng khi các búi trĩ phát triển từ trĩ nội độ 2 hoặc trĩ ngoại.
Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ bao gồm:
-
Búi trĩ đẩy ra ngoài hậu môn kèm sưng và đau do viêm. Với trĩ nội, cảm giác đau hơi nhói thường xuất hiện khi tiến triển từ độ 2.
-
Chảy máu tươi, đặc biệt là mỗi khi đại tiện do nứt vỡ mạch máu.
Lượng máu chảy ít dính vào giấy vệ sinh ở trĩ nội độ 1, chảy thành giọt ở độ 2 và có thể phun thành tia ở trĩ độ 3. Ở giai đoạn 4, người bệnh có thể nhanh chóng mất máu, thiếu máu và suy kiệt.
-
Chảy dịch nhầy: Cảm giác giống như chưa đi vệ sinh hết. Triệu chứng này cũng bắt đầu xuất hiện ở trĩ nội độ 2 và ngày càng nặng hơn.
-
Nhiễm khuẩn vùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu kèm cảm giác nóng rát, có thể loét nông vùng hậu môn rất đau đớn. Các vấn đề này gặp cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Chảy máu khi đi ngoài là biểu hiện của bệnh trĩ
Các biến chứng của bệnh trĩ
Cả trĩ nội và trĩ ngoại nếu không điều trị, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
Viêm nhiễm vùng hậu môn: Do hiện tượng tổn thương kèm nhiễm khuẩn với tình trạng loét nông, cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và đau đớn.
-
Sa nghẹt búi trĩ: Do các búi trĩ phát triển to gây nghẹt một phần hay toàn bộ hậu môn.
-
Tắc mạch: Nếu tắc mạch trĩ nội, bệnh nhân đau ở trong, cảm giác như sỏi trong giày hoặc có một vật lạ nằm trong hậu môn. Nếu tắc mạch trĩ ngoại, bệnh nhân đau rát vùng rìa hậu môn.
-
Da thừa rìa hậu môn: Các cụm da thừa nhăn nheo khiến bệnh nhân thường không thể làm sạch vùng hậu môn.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Tùy thuộc vào đặc tính, mức độ bệnh trĩ, mà bệnh nhân được áp dụng điều trị bảo tồn hoặc điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật kết hợp.
1. Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tổn là việc dùng thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Dùng các loại thuốc làm tăng sức bền mạch máu, giúp cầm máu, co hồi búi trĩ, giảm sưng đau, qua đó làm giảm triệu chứng, hạn chế sự tiến triển bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc Tây, hiện nay nhiều người bệnh trĩ tin tưởng sử dụng thuốc Đông y. Đông y sử dụng các loại dược liệu để điều trị nên có ưu điểm là an toàn, ít tác dụng phụ.
Không chỉ giúp giảm các triệu chứng đau rát ở vùng hậu môn, thuốc trĩ Đông y còn giúp làm bền thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các bũi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Do vậy, dùng thuốc trĩ Đông y hiện là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người bệnh tin tưởng.
Thuốc uống làm bền thành mạch được sử dụng phổ biến trong bệnh trĩ
2. Thủ thuật, phẫu thuật
Với những trường hợp bệnh trĩ có biến chứng lở loét, tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, có thể bác sĩ sẽ đề nghị làm thủ thuật, phẫu thuật.
Biện pháp thường được áp dụng nhất là thắt búi trĩ bằng dây chun cho trĩ nội. Ngoài ra còn một số thủ thuật, phẫu thuật khác như chích xơ làm ngưng sự phát triển búi trĩ, đốt điện, đốt bằng tia hủy búi trĩ, thắt động mạch búi trĩ, nong ống hậu môn…
Dù áp dụng theo biện pháp điều trị như thế nào, người bệnh trĩ cũng cần nhớ điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo đủ lượng chất xơ, đủ nước, tránh táo bón, đồng thời cần bỏ những thói quen xấu như ngồi lâu khi đi vệ sinh, đứng quá nhiều, lười vận động…
DS. Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/benh-tri-la-gi-tat-tan-tat-thong-tin-ban-can-biet-n12434.html
Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Thành phần:
• Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500,0 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg
• Thành phần tá dược :
Microcrystalline cellulose, Calcium carbonat, Magnesium stearate, Sodium Starch Glycolate, Silicon dioxide, Iron Oxide Brown, Titan dioxyd, Hydroxypropyl methyl cellulose 6cps, PEG 6000, Talc. vđ 1 viên
Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Liều dùng, cách dùng
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 09/2022/XNQC/YDCT
|