Chảy máu dạ dày còn được gọi là xuất huyết tiêu hóa, là một trong những vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng. Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì, không nên ăn gì và sinh hoạt hàng ngày cần lưu ý điều gì?
Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì? không nên ăn gì?
MỤC LỤC
-
Chảy máu dạ dày là gì?
-
Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày
-
Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì?
-
Người bị xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?
-
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa
-
Thuốc Dạ dày từ dược liệu - Giải pháp cho các bệnh lý dạ dày
|
Chảy máu dạ dày là gì?
Chảy máu hay xuất huyết dạ dày là hiện tượng các mạch máu dưới niêm mạc dạ dày bị tổn thương do viêm nhiễm, giãn nở và vỡ ra gây chảy máu.
Biểu hiện đặc trưng của người bệnh là đau bụng dữ dội, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Tùy vào mức độ chảy máu mà mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác nhau.
Chảy máu quá nhiều có thể gây mất máu nghiêm trọng. Bệnh nhân xuất hiện biểu hiện thiếu máu như: tái nhợt, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, ngất xỉu thậm chí là hôn mê và tử vong.
Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng cấp tính nghiêm trọng, tiến triển nhanh và ảnh hưởng tới tính mạng. Do tình trạng chảy máu diễn ra trong lòng dạ dày, việc cầm máu và theo dõi vết thương rất khó khăn.
Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây chảy máu tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày- thực quản.
Vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc kháng sinh, ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài đều là nguyên nhân có thể gây ra các tổn thương trên niêm mạc dạ dày và dẫn tới xuất huyết.
Ngoài ra, một số bệnh lý mạch máu như giãn tĩnh mạch thực quản, bất thường mạch máu nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với tình trạng chảy máu dạ dày
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị hay hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, dạ dày là nơi chứa đựng và tiếp xúc nhiều nhất với thức ăn, bị ảnh hưởng nhiều nhất từ khẩu phần ăn hàng ngày.
Tiêu thụ một số loại thực phẩm, đồ ăn có thể là nặng hơn tình trạng xuất huyết, khiến vết thương khó cầm máu và phục hồi hơn. Một số đồ ăn, thức uống lại có tác dụng trong việc hỗ trợ cầm máu và ngăn chảy máu trở lại.
Một thực đơn và chế độ ăn phù hợp giúp cho người bị xuất huyết tiêu hóa:
-
Giúp cầm máu và chống chảy máu tái phát
-
Thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương
-
Bảo vệ niêm mạc của dạ dày
-
Giảm sự tiết acid dịch vị
-
Giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa
-
Cải thiện chức năng co bóp dạ dày và ruột
-
Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể
-
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì?
Nguyên tắc ăn uống đối với người bị chảy máu dạ dày là tăng tiêu thụ các thực phẩm tốt cho dạ dày và giảm ăn các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm chống viêm
Một số loại trái cây, rau củ, có khả năng chống viêm giúp cơ thể tự bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương nhờ tác dụng ức chế sự hình thành các gốc tự do.
Các loại thực phẩm tốt cho người xuất huyết dạ dày do viêm là xuất súp lơ, củ cải, bắp cải, nghệ, dâu tây, việt quất, mâm xôi, đu đủ...
Nhóm giảm acid dịch vị
Một số thực phẩm đồ uống có tác dụng làm loãng và giảm acid dịch vị, giảm khả năng gây loét trợt đường niêm mạc dạ dày và hình thành các vết cháy máu:
-
Mật ong và đường hay bánh quy, dầu thực vật… có tác dụng ức chế sự tiết acid dịch vị
-
Một số đồ ăn khác lại có khả năng trung hòa acid trong dạ dày bao gồm thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, yến mạch, các loại ngũ cốc, sữa, trứng, bánh mì...
-
Bổ sung nước lọc đủ 1-2 lít trong ngày có tác dụng làm loãng dịch vị, tăng pH trong dạ dày để tránh sự ăn mòn của acid.
Nhóm cải thiện chức năng tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng
-
Rau củ non với thành phần có ít chất xơ sợi, dễ tiêu hóa cũng được khuyến khích cho người bị chảy máu dạ dày
-
Ăn các món được chế biến ít gia vị bằng cách hấp luộc, nấu chín hầm nhừ hoặc đồ ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, thức ăn được nghiền hoặc xay nhuyễn để giảm gánh nặng cho tiêu hóa
-
Chất béo: các loại dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa như dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu nành, dầu hướng dương,... giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm áp lực tiêu thụ cho hệ tiêu hoá.
-
Bổ sung vitamin bằng cách bổ sung những loại trái cây đu đủ, táo, nho, việt quất… giúp củng cố và bảo vệ niêm mạc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
-
Một số thành phần nên bổ sung vì mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe: củ dền, cá hồi, rau mùng tơi, khoai lang…
Các thực phẩm tốt cho người bị chảy máu dạ dày
Người bị xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?
Người vừa bị xuất huyết dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm, đồ ăn và thức uống gây kích ứng niêm mạc.
Một số đồ ăn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm, tổn thương và tái chảy máu dạ dày, như:
-
Thực phẩm cay và chua: ớt, chanh, cà chua, các loại quả có vị chua như cam, chanh, kiwi…
-
Đồ uống có cồn và chứa caffeine như bia, rượu, cà phê, trà đặc và các chất kích thích, các loại nước có gas
-
Chất béo bão hòa: Món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh…
-
Gia vị có tính kích thích như tiêu xay, tỏi, ớt, dấm, mù tạc, chanh
-
Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn như xúc xích, thịt cá, đồ muối chua, dưa muối đóng hộp, snack, lạp xưởng...
-
Thực phẩm cứng, khó tiêu hóa như khoai tây sấy, rau củ sấy, bánh mì sấy, cá khô, mực khô…
-
Thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây kích thích và khiến dạ dày co bóp nhiều hơn.
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Bên cạnh việc nắm được những đồ nên ăn và không nên ăn, người bệnh cũng cần thực hiện theo các nguyên tắc ăn uống sau:
-
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hoá, đồng thời làm giảm tiết dịch vị, acid của dạ dày.
-
Giảm stress: căng thẳng, stress có thể kích thích dạ dày tiết acid, vì vậy quản lý tốt căng thẳng giúp hạn chế niêm mạc dạ dày tổn thương do quá nhiều acid tiết ra.
-
Chế biến các món ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu: để tổn thương nhanh chóng phục hồi, có thể hỗ trợ quá trình tiêu hoá bằng cách chế biến các món ăn đơn giản, ít gia vị như cháo loãng, các món súp, đồ ăn luộc, hầm, ninh...
-
Kiểm soát việc dùng thuốc: không tự ý sử dụng bừa bãi các loại thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày như aspirin, ibuprofen hay naproxen.
Bên cạnh đó, một số lời khuyên về thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày dành cho người bệnh bao gồm:
-
Đảm bảo bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày
-
Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5-2l nước mỗi ngày. Nên uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc sinh tốt. đồng thời chia thành nhiều lần uống trong ngày và uống từng ngụm nhỏ
-
Không ăn các loại rau sống, đồ gỏi, sushi, đồ chua; không ăn quá no hoặc để quá đói mới ăn
-
Ngồi nghỉ ngơi sau ăn ít nhất 30 phút, không vận động hay nằm trên giường ngay; Ăn chậm, nhai kỹ, tránh làm việc khác trong lúc ăn cơm
-
Nghỉ ngơi hợp lý, vận động và tập luyện mỗi ngày để nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
Thuốc Dạ dày từ dược liệu - Giải pháp cho các bệnh lý dạ dày
Được sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc Dạ dày Đông y là sự kế thừa công dụng của bài thuốc hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống lâu đời. Thuốc có hiệu quả trong việc
điều trị các tình trạng viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính.
Dạng viên nén thuận tiện và dễ dàng sử dụng, sản phẩm là giải pháp hiệu quả cho người đang gặp các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon, khó tiêu, chậm tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Thuốc Dạ dày Đông y hiện đã có bán ở nhà thuốc tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, người đang có các bệnh lý dạ dày đều có thể sử dụng để giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương tiến triển thành xuất huyết dạ dày.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/bi-chay-mau-da-day-nen-an-gi-thuc-don-cho-nguoi-benh-da-day-n27810.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc
DẠ DÀY NHẤT NHẤT
Điều trị:
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.
Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua.
Thành phần: (cho 1 viên nén bao phim)
370mg cao khô hỗn hợp tương đương với: Bán hạ (Rhizoma Pinelliae) 270mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 630mg, Chè dây (Folium Ampelopsis) 945mg, Can khương (Rhizoma Zingiberis) 360mg, Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 720mg, Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) 720mg, Mộc hương (Radix Saussurea lappae) 45mg, Trần bì (Percicarpium Citri reticulatae perenne) 90mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Cách dùng, liều dùng:
Nên uống vào lúc đói.
Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em dưới 15 tuổi: theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định:
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao, loét dạ dày thể nhiệt, rối loạn tiêu hóa thể nhiệt, viêm dạ dày do HP, người thể nhiệt.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (miễn phí). Fax: (0272) 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18e/2023/XNQC/YDCT
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Dạ Dày Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
|