Thuốc Tây y tuy có tác dụng nhanh nhưng lại dễ gây tác dụng phụ. Thuốc Đông y an toàn hơn, nhưng tác dụng chậm, cần điều trị theo đợt. Với bệnh mạn tính, nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết nên điều trị bằng thuốc Tây hay thuốc Đông y để có hiệu quả nhanh và an toàn với sức khỏe.
Với bệnh mạn tính, nhiều người không biết lúc nào nên dùng Tây y lúc nào nên dùng Đông y
Khó khăn trong điều trị bệnh mạn tính
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh mạn tính là do sự tác động lâu dài của các yếu tố (các độc tố, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý, thoái hóa, suy giảm hoặc rối loạn các chức năng trong cơ thể). Khó khăn trong điều trị bệnh mạn tính là cho dù dùng thuốc hiệu quả, các triệu chứng bệnh đã hết, bệnh khỏi, nhưng sau một thời gian, bệnh hay tái phát, bùng phát trở lại và cần các đợt điều trị mới. Cuộc sống của người mắc bệnh mạn tính là chuỗi xen kẽ các khoảng thời gian khỏi bệnh và khoảng thời gian điều trị bệnh. Theo thời gian, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn, khoảng thời gian bệnh tái phát cần phải điều trị ngày càng dài.
Bởi vậy, mục đích điều trị bệnh mạn tính là kéo dài khoảng thời gian khỏi bệnh, rút ngắn khoảng thời gian bị bệnh.
Bệnh viêm khớp mạn tính khó điều trị dứt điểm
Điều trị bệnh mạn tính nên dùng thuốc Đông y hay Tây y?
Thuốc Tây có tác dụng nhanh, thậm chí có tác dụng tức thì, nhưng nhược điểm là hiệu quả không kéo dài. Thuốc Tây thiên về điều trị triệu chứng, ít tác động đến nguyên nhân gây bệnh, do vậy, bệnh hay tái phát và cần phải điều trị nhiều đợt.
Dùng nhiều đợt thuốc Tây dễ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, thuốc không còn hiệu quả khiến bệnh tái phát thường xuyên, chi phí điều trị tăng cao. Hơn nữa, thuốc Tây là “con dao 2 lưỡi” thường gây tác dụng phụ, khiến bệnh chưa khỏi mà phải rước thêm bệnh khác.
Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm, có khi phải mất nhiều tuần, nhiều tháng mới thấy có tác dụng rõ rệt. Do vậy, người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài, dùng hết đợt điều trị, ngay cả khi các triệu chứng bệnh không còn. Tuy vậy, thuốc Đông y có thể dùng trong thời gian dài, ít bị nhờn, ít tác dụng phụ.
Tuy có tác dụng chậm nhưng thuốc Đông y ngấm từ từ, tác động vào các tổn thương như ích khí, bổ huyết, tư âm, bổ dương. Không chỉ điều trị triệu chứng, thuốc Đông y thế hệ 2 phát triển từ các
bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian còn có tác động vào cả nguyên nhân gây bệnh, thay đổi cơ địa, tăng dần sức đề kháng, do vậy, bệnh sẽ ít hoặc không tái phát.
Do vậy, thuốc Đông y thế hệ 2 có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì thuốc vẫn còn tác dụng một thời gian, chứ không bị mất ngay như thuốc Tây. Do đó, chi phí điều trị bệnh mạn tính sẽ giảm, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Kết hợp Đông – Tây y: Xu hướng của thế kỷ XXI
Không chỉ ở Việt Nam và các quốc gia châu Á khác, hiện nay, người dân ở các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ đã bắt đầu có xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc hay thực phẩm chức năng từ thảo dược để dự phòng, điều trị và nâng cao sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc kết hợp giữa Đông – Tây y vừa giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao vừa hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Cách điều trị thường được khuyến cáo là: Giai đoạn bệnh cấp tính thì dùng thuốc Tây để điều trị, nhằm giảm viêm,
giảm đau nhanh chóng. Qua giai đoạn cấp tính thì chuyển sang dùng thuốc Đông y.
Kết hợp Đông - Tây y khi điều trị bệnh là xu hướng tất yếu
Ví dụ như khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc Tây điều trị triệu chứng tác dụng nhanh như các loại thuốc chống viêm, giảm đau. Sau đó, người bệnh nên dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp theo cơ chế bệnh sinh (DMOADs) và bổ sung chất nhầy dịch khớp. Nhóm thuốc này tuy có tác dụng chậm (trung bình sau khoảng 1 tháng mới có tác dụng), nhưng hiệu quả được duy trì ngay cả sau khi ngừng điều trị.
Việc dùng kết hợp thuốc Đông y và Tây y trong điều trị
bệnh mạn tính tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia, để dùng đúng thuốc, đạt hiệu quả cao, tránh lãng phí.