Nhiệt miệng gây đau rát, khó ăn uống, khó nói, ảnh hưởng đến việc giao tiếp. Nhiệt miệng nên làm gì để nhanh hết đau, lành vết loét là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nhiệt miệng gây nhiều đau đớn khó chịu
Để biết nhiệt miệng nên làm gì, trước hết cần nhận biết tại sao miệng bị nhiệt, các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt miệng.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những vết loét nông nhỏ ở niêm mạc miệng. Thuật ngữ y học gọi là "loét áp-tơ". Các vết loét ban đầu là những vết loét màu trắng đến hơi vàng được bao quanh bởi màu đỏ. Chúng thường rất nhỏ (dưới 1 mm) nhưng có thể phát triển to lên. Các vết loét gây nhiều đau đớn, khó chịu cho việc ăn uống và nói chuyện.
Có hai loại vết loét:
-
Vết loét đơn giản: Có thể xuất hiện 3 hoặc 4 lần một năm và kéo dài 7 đến 10 ngày.
-
Vết loét phức tạp: Những vết loét dạng này ít gặp hơn và có khả năng xảy ra nhiều hơn ở những người đã từng bị nhiệt miệng.
Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng vẫn chưa được biết chính xác, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng sự kết hợp một số yếu tố là tác nhân gây ra vết loét, bao gồm:
-
Các vết thương tại niêm mạc miệng do vô tình cắn vào bên trong má, do bàn chải đánh răng, do cọ xát với răng giả hoặc niềng răng
-
Bỏng do ăn thức ăn nóng
-
Kích ứng với chất khử trùng mạnh
-
Phản ứng với một số loại thuốc
-
Các bệnh tự miễn dịch
-
Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic hoặc sắt
-
Bệnh đường tiêu hóa tiềm ẩn như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac
-
Ung thư miệng
-
Helicobacter pylori, cùng một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
-
Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
-
Căng thẳng kéo dài.
Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12 có thể gây nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên làm gì?
Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng gây đau, xót, khó chịu đặc biệt là khi ăn uống, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng. Vậy nhiệt miệng nên làm gì để giảm đau đớn, nhanh khỏi?
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như sau:
Kiểm soát chế độ ăn
Sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như axit folic, kẽm, sắt, canxi và B12 có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vết loét. Bạn nên bổ sung nhiều trái cây tươi và rau quả trong chế độ ăn uống, đồng thời cố gắng tránh các loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc miệng như các loại gia vị mạnh, thức ăn mặn và trái cây có tính axit, chẳng hạn như dứa, bưởi, cam; nên tránh đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê…
>> Xem thêm Mách bạn các cách đơn giản đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi
Đồ ăn chua, cay có thể làm vết loét nặng hơn
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
-
Mật ong: Mật ong có tác dụng kháng viêm và giúp vết thương mau lành. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết loét miệng 2-3 lần/ngày, các dấu hiệu cải thiện có thể cảm nhận được sau 3-4 ngày.
-
Chườm bã chè hoặc đắp túi lọc trà lên vết loét: Trà xanh chứa nhiều tannin nên có tính kháng khuẩn và chống viêm cao, hơn nữa lại rất an toàn cho niêm mạc miệng. Bạn có thể dùng bã chè khô đắp trực tiếp lên vết loét này 2-3 lần hoặc giữ lại túi trà lọc, làm tương tự như vậy, hiệu quả đạt được sau 2-3 ngày áp dụng.
-
Súc miệng với baking soda: Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe răng miệng. Baking soda được áp dụng chữa nhiệt miệng nhờ khả năng sát khuẩn khá tốt. Có thể pha hỗn hợp baking soda, muối và nước dùng để súc miệng ngày 4-6 lần sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
-
Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược: Nước ngậm răng miệng khác với nước súc miệng ở chỗ cần ngậm trong miệng ít nhất 5 phút, thỉnh thoảng súc nhẹ, do đó thời gian dung dịch ngậm tiếp xúc với vết loét lâu hơn, giúp tăng khả năng chống viêm và hỗ trợ giảm vết loét miệng tốt hơn.
DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|