Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Vậy viêm gan B mạn tính có chữa khỏi được không?
Viêm gan B mạn tính có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người
Viêm gan B mạn tính là gì?
Viêm gan B do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Đây là loại virus có hình cầu, vỏ bao quanh của HBV là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Cho đến nay, virus HBV được xác định có 8 tuýp kháng nguyên khác nhau.
Virus HBV có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng. Giai đoạn đầu hoạt động, virus gây bệnh viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu kết quả xét nghiệm máu vẫn dương tính với virus viêm gan B (sau kết quả xét nghiệm máu đầu tiên) thì người bệnh được chẩn đoán là bị viêm gan B mạn tính. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của người bệnh đã không thể loại bỏ được virus viêm gan B.
Nguy cơ phát triển từ viêm gan B cấp tính thành
viêm gan B mạn tính cũng liên quan trực tiếp đến độ tuổi lần đầu tiên tiếp xúc với virus viêm gan B:
-
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh: 90% sẽ bị viêm gan B mạn tính khi lớn lên
-
Ở trẻ em 1 – 5 tuổi bị nhiễm bệnh: Hơn 50% sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính khi trưởng thành
-
Ở người lớn bị nhiễm bệnh: 5-10% sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính (nghĩa là có đến 90% các trường hợp sẽ khỏi bệnh).
Viêm gan B mạn tính có nguy hiểm không?
Viêm gan B mạn tính nếu không thể khống chế sự phát sinh của virus sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm:
-
Xơ gan: đây là biến chứng phổ biến khi mắc phải viêm gan B mạn. Các mô sẹo hình thành và dần thay thế tế bào gan khỏe mạnh gây suy chức năng gan, giảm hệ thống miễn dịch và làm phù nề chi dưới.
-
Suy gan cấp: người bệnh cảm thấy buồn nôn, biếng ăn, nặng hơn là suy hô hấp và suy đa tạng dẫn đến tử vong.
-
Ung thư gan: viêm gan B mạn tính là một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư gan. Nếu có các biểu hiện phù nề, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân, lá lách to… cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
-
Hội chứng não gan: đây là biến chứng ít gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao nhất đối với người bệnh. Khó chịu, bứt rứt, hay lo âu, không ngủ được, dễ bị kích động là những biểu hiện ban đầu khi viêm gan B mạn tính biến chứng thành hội chứng não gan. Lâu dần người bệnh sẽ mất ý thức, không phân biệt đuợc không gian - thời gian và đi đến hôn mê sâu.
Viêm gan B mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Phòng ngừa và điều trị viêm gan B mạn tính
1. Bệnh viêm gan B mạn tính có chữa khỏi không?
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viêm gan B mạn tính vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp nhằm khống chế hoạt động của virus HBV để người bệnh có thể chung sống hòa bình với virus.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, có đến 50% trường hợp viêm gan B khi đã chuyển sang mạn tính có thể ở trường hợp virus không hoạt động, không gây nguy hiểm. 50% còn lại là viêm gan B mạn thể hoạt động, gây ra nhiều biến chứng xấu như
xơ gan, ung thư gan…
Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng nhiễm virus viêm gan B. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và liều dùng thích hợp cho từng người bệnh. Những trường hợp điều trị hiệu quả có thể ngừng uống thuốc và tiến hành theo dõi ngăn ngừa virus hoạt động trở lại.
Mục tiêu điều trị là ức chế lâu dài và bền vững sự sao chép của virus viêm gan B, mục đích cuối cùng là thanh lọc được HBsAg.
Không thể chữa khỏi viêm gan B mãn tính, nhưng có thể chung sống lâu dài
2. Cách phòng ngừa căn bệnh viêm gan B mạn tính
Viêm gan B là bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu và quan hệ tình dục. Do vậy, các cách phòng ngừa bệnh sẽ xoay quanh các con đường lây truyền này:
-
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng viêm gan B. Việc tiêm phòng cần thực hiện với trẻ sơ sinh và mọi đối tượng chưa có kháng thể chống lại HBV.
-
Không dùng chung kim tiêm với bất kỳ ai; không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, bấm móng, dao cạo…
-
Quan hệ tình dục thủy chung, nếu đối tác nhiễm viêm gan B cần có biện pháp an toàn khi quan hệ.
-
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc viêm gan B, không tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh.
-
Khám gan mật định kỳ 2 lần mỗi năm để theo dõi sức khỏe lá gan và phát hiện sớm các bất thường, bệnh lý trong đó có viêm gan B.
-
Không lạm dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá để tránh gây hại cho gan.
-
Người nhiễm virus viêm gan B cần có chế độ ăn uống – sinh hoạt – theo dõi hợp lý, khoa học. Người bệnh viêm gan B cấp cần điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng viêm gan B mạn tính.
-
Tham khảo dùng thuốc Đông y để bổ gan, giải độc, tái tạo gan nhằm hỗ trợ điều trị viêm gan B, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược
Người bệnh viêm gan B mạn tính cần điều trị theo phác đồ do bác sĩ chỉ định
Cải thiện tình trạng viêm gan B bằng thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2
Ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị viêm gan B, xu hướng hiện nay là sử dụng thuốc bổ gan Đông y nhằm bổ gan, giải độc, gia tăng khả năng bảo vệ gan, cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa viêm gan B tiến triển.
Đông y có nhiều bài thuốc tốt cho người bệnh viêm gan nói chung, tiêu biểu là bài thuốc nhuận gan, giải độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.
Như vậy, hiện nay chưa có cách chữa khỏi viêm gan B mãn tính, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể chung sống lâu dài với bệnh. Để ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh cần chú ý sức khỏe, điều trị tích cực nhằm ức chế sự hoạt động và sao chép của virus. Luôn có ý thức phòng ngừa viêm gan B để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân cũng như gia đình.
DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-gan-b-man-tinh-co-chua-khoi-duoc-khong-n11309.html
TONKA là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO.
Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu:
• Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn
• Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay
• Nóng trong, mụn nhọt
Tonka nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Liều dùng - Cách dùng:
Nên uống thuốc tốt nhất vào lúc đói.
• Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 2 lần x 2 viên.
• Trẻ em từ 8-12 tuổi: Ngày 2 lần x 1 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chú ý: Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Để xa tầm tay trẻ em - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần biết thêm thông tin xin hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc TONKA với Silymarin (thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh gan) đã được Bộ Y tế phê duyệt và nghiệm thu. Kết quả cho thấy:
• Thuốc TONKA làm giảm các Enzymes gan (ALT, AST và GGT) tương đương với Silymarin trên các bệnh nhân tăng men gan do viêm gan B, viêm gan C, bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do thuốc, gan nhiễm độc TNT.
• Thuốc TONKA cải thiện các triệu chứng bệnh gan tương đương với Silymarin.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD
Số đăng ký thuốc: VD-24529-16
|