Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với con người và rất cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, tăng trưởng và biệt hóa tế bào. Thiếu kẽm có thể dẫn đến chậm phát triển về thể chất, nhận thức, gây ra các rối loạn về da, giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ mắc các bệnh cấp tính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo ước tính, 17,3% dân số thế giới có nguy cơ thiếu kẽm. Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn làm tăng thêm gánh nặng tài chính của gia đình và xã hội.
Kẽm là vi chất thiết yếu giúp hỗ trợ khả năng miễn dịch và hỗ trợ phản ứng cân bằng của hệ thống.
Kẽm cần thiết để duy trì cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng ở cấp độ tế bào. Thiếu hụt kẽm có thể khiến các tế bào này hình thành và kích hoạt không chính xác cũng như làm gián đoạn quá trình giao tiếp nội bào, mà đây lại là điều cần thiết để tạo ra sự phối hợp bảo vệ hệ thống miễn dịch chống lại mầm bệnh.
Nghiên cứu cũng cho thấy kẽm có đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ phản ứng viêm, chống lại mầm bệnh tốt hơn.
2. Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển
Một đánh giá phân tích từ 78 thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc bổ sung kẽm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp tăng cả chiều cao và cân nặng.
Vì kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, tổng hợp DNA và RNA, dẫn truyền thần kinh và nhiều chức năng khác. Nên thiếu kẽm sẽ khiến trẻ còi cọc, kém phát triển.
3. Hỗ trợ phát triển nhận thức
Kẽm hỗ trợ sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ. Vì kẽm là vi chất cần thiết cho sự phát triển tế bào thần kinh (tế bào não), sự biệt hóa tế bào thần kinh, sự phát triển của mô não (chất trắng) và nhiều vai trò khác.
Thiếu kẽm có thể góp phần làm thay đổi sự chú ý, hoạt động, tâm trạng, hành vi và sự phát triển vận động của trẻ.
4. Duy trì sức khỏe đường ruột
Bổ sung kẽm cho bé cũng có vai trò quan trọng với đường ruột. Kẽm có thể làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách giúp sản xuất axit dạ dày để phân hủy thức ăn.
Thiếu kẽm có thể làm giảm chức năng đường ruột. Hệ
tiêu hóa kém sẽ dẫn đến các chất dinh dưỡng trong cơ thể không được hấp thu tốt qua niêm mạc ruột, trong đó có cả kẽm. Điều này trở thành một vòng luẩn quẩn.
Sức khỏe đường ruột kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe não bộ và nhận thức.
Sức khỏe đường ruột có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe não bộ
Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ em
Các triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ em thường gồm:
• Suy giảm chức năng miễn dịch
• Viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần
• Còi cọc, thấp bé, nhẹ cân
• Ăn ít
• Khó tập trung
• Nhận thức kém
Bổ sung kẽm cho bé bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu kẽm thay đổi theo từng độ tuổi.
• Bổ sung kẽm cho bé 6 tháng - 11 tháng: 2mg mỗi ngày
• Bổ sung kẽm cho bé 1 tuổi: 3mg mỗi ngày
• Bổ sung kẽm cho bé 2 tuổi: 3mg mỗi ngày
• Bổ sung kẽm cho bé 3 tuổi: 3mg mỗi ngày
• Bổ sung kẽm cho bé 4 tuổi – 8 tuổi: 5mg mỗi ngày
• Bổ sung kẽm cho trẻ 14 – 18 tuổi: 9mg (với nữ), 11mg (với nam)
Bổ sung kẽm cho bé khi nào, bằng cách nào?
Kẽm có trong rất nhiều loại thực phẩm. Do đó, nếu không có vấn đề gì về đường ruột và
chức năng miễn dịch, bạn có thể tăng cường các thực phẩm giàu kẽm trong thực đơn của gia đình là đủ.
Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm, ngoài các thực phẩm giàu kẽm, cha mẹ nên tham khảo cho trẻ dùng viên uống chứa kẽm để tăng cường lượng kẽm theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng.
Các thực phẩm giàu kẽm
Có rất nhiều loại thực phẩm chứa kẽm. Cha mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình:
• Hàu, tôm, cua
• Thịt bò, thịt lợn, thịt gà
• Các loại đậu: đậu xanh, đậu lăng…
• Các loại hạt: hạt bí, hạt điều, óc chó…
• Sữa chua, phô mai
• Các loại cá béo: cá hồi, cá mòi
• Nấm