Uống kẽm trước hay sau bữa ăn là thắc mắc của nhiều người. Bởi kẽm là vi chất thiết yếu với sức khỏe nhưng cơ thể không sản sinh ra được, mà cần bổ sung hàng ngày.
Tìm hiểu uống kẽm trước hay sau bữa ăn
Tìm hiểu vai trò của kẽm với cơ thể
Để biết uống kẽm trước hay sau bữa ăn, cần hiểu về vai trò quan trọng của kẽm.
Bổ sung kẽm cho cơ thể là giải pháp chăm sóc sức khỏe của nhiều người, do kẽm là một trong những vi chất thiết yếu. Kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme, giúp tăng khả năng miễn dịch, chống lại gốc tự do, tổng hợp protein, tái tạo tế bào…
Tuy có nhiều vai trò quan trọng, nhưng cơ thể lại không sản sinh và tích trữ được kẽm, mà cần bổ sung hàng ngày.
Hệ lụy khi trẻ nhỏ bị thiếu kẽm
Kẽm cần thiết cho sự tái tạo tế bào. Thiếu kẽm khiến trẻ ăn không ngon, kém hấp thu, giảm phân chia tế bào. Những điều này khiến trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng. Thiếu kẽm mức độ nặng còn gây rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm.
Thiếu kẽm cũng dẫn đến suy giảm sức đề kháng, khiến trẻ hay bị bệnh và khi bị bệnh cũng lâu khỏi. Nguyên nhân là do kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, kích thích sự phát triển của tế bào miễn dịch lympho B và T, tạo nên hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Thiếu kẽm sẽ làm suy giảm sự phát triển của tế bào miễn dịch.
Trẻ bị thiếu kẽm có thể thấp hơn các bạn cùng trang lứa
Hệ lụy khi phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung lượng kẽm cao hơn so với người khác. Thiếu kẽm không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của người mẹ, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm giúp quá trình phát triển của tế bào diễn ra thuận lợi, giúp thai nhi phát triển toàn diện về ngoại hình, các cơ quan trong cơ thể và chỉ số cân nặng.
Hệ lụy khi người cao tuổi bị thiếu kẽm
Người già bị thiếu kẽm sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng và các bệnh lý thoái hóa liên quan đến tuổi tác.
Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến vị giác, khiến người cao tuổi ăn uống không ngon, ngủ không yên giấc, gây mệt mỏi kéo dài.
Rụng tóc và vết thương lâu lành cũng có thể là dấu hiệu của thiếu kẽm ở người cao tuổi. Vì vậy, khi nhận thấy các vết thương lâu lành, thường xuyên bị bệnh nhiễm trùng tái phát, người cao tuổi nên chú ý bổ sung thêm kẽm.
Thiếu kẽm làm giảm vị giác khiến người già chán ăn, không muốn ăn
Tìm hiểu cách bổ sung kẽm hiệu quả nhất
Có 2 cách bổ sung kẽm thông dụng, là bổ sung qua thực phẩm và bổ sung qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là viên uống chứa kẽm).
Bổ sung qua thực phẩm
Có rất nhiều thực phẩm chứa kẽm, bạn có thể tham khảo để thêm vào thực đơn của gia đình:
-
Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn
-
Động vật có vỏ: hàu, cua, sò, hến
-
Đậu: đậu xanh, đậu lăng
-
Các loại hạt: hạt vừng, hạt lanh, hạt gai dầu, hạt bí ngô
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa
-
Một số loại rau củ: rau bina, cải xoăn, khoai tây, khoai lang
-
Trứng
-
Sô cô la đen
Tuy nhiên, thật khó để bổ sung đủ kẽm chỉ qua thực đơn ăn uống mỗi ngày, nhất là với những trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém, người già ăn uống kém do lão hóa… Bởi vậy, giải pháp bổ sung kẽm hiệu quả và tiện lợi hơn nhiều là lựa chọn các loại viên uống có chứa kẽm.
Một số thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung
Bổ sung qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thị trường có rất nhiều loại viên uống chứa kẽm. Dễ uống và dễ hấp thu nhất là dạng kẽm gluconate (hay còn gọi là zinc gluconate).
Viên uống chứa kẽm gluconate được sản xuất dạng viên nén nhỏ, phù hợp với mọi đối tượng.
Nên uống kẽm trước hay sau bữa ăn?
Lưu ý khi bổ sung kẽm cùng các vi chất khác
Nếu bổ sung nhiều loại khoáng chất như canxi, sắt… thì nên uống cách thời gian uống kẽm khoảng 2 tiếng, vì những chất này làm giảm hấp thu kẽm. Các loại thuốc kháng sinh cũng làm giảm hấp thu kẽm nếu dùng chung, nên thuốc kháng sinh cũng cần dùng cách thời điểm uống kẽm khoảng 2 tiếng.
Ngược lại, có những sự kết hợp giúp làm tăng hấp thu và tăng hiệu quả của kẽm, ví dụ như vitamin C thì có thể uống cùng lúc.
Zinc Gluconate – bổ sung kẽm hiệu quả
Như đã đề cập, kẽm gluconate là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất nên các sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường đa số là dạng kẽm này.
Kẽm gluconate giúp bổ sung kẽm cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng là thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Với kẽm gluconate, nên uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
-
Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
-
Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
-
Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
ZinC Gluconate Nhất Nhất
- Bổ sung Kẽm
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén):
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
Bổ sung kẽm cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng:
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính)
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Số Giấy tiếp nhận đăng ký CBSP: 8/2021/ĐKSP
|