Thiếu kẽm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng thường không được phát hiện. Nhận biết dấu hiệu bé thiếu kẽm để sớm bổ sung, ngăn ngừa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhận biết dấu hiệu bé thiếu kẽm giúp cha mẹ sớm bổ sung cho trẻ
Thực trạng trẻ em thiếu kẽm
Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, một số nghiên cứu điều tra tình trạng kẽm ở trẻ em Việt Nam đã cho thấy thiếu kẽm là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng.
Tỷ lệ thiếu kẽm dựa vào nồng độ kẽm huyết thanh thấp dao động trong khoảng 25-80% tuỳ theo địa phương và nhóm tuổi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu năm 2009 ở 947 trẻ em dưới 5 tuổi tại một số tỉnh khó khăn của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi là 81,2%.
Năm 2012, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi bình quân ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi là 26,7%, như vậy, có thể đánh giá thiếu kẽm cũng là vấn đề ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Nguyên nhân có thể là do cơ thể không tự tổng hợp được kẽm mà phải bổ sung từ bên ngoài, hơn nữa, nhiều người chưa chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn khoa học, đảm bảo đủ vi chất dinh dưỡng, trong đó có kẽm.
Vai trò của kẽm với trẻ nhỏ
Kẽm là một vi chất tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.
Tăng trưởng và phát triển
Kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp ADN và nhân lên của tế bào, từ đó giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.
Chức năng miễn dịch
Kẽm có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và
tăng cường sức đề kháng của bé, giúp bé khỏe mạnh và tăng khả năng phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh về hệ hô hấp và truyền nhiễm.
Ăn uống tốt và ngủ ngon
Kẽm là thành phần của nhiều enzym chuyển hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng và tăng khả năng hấp thu. Kẽm cũng tham gia vào quá trình điều hòa chức năng hệ thần kinh, giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc, ít quấy khóc về đêm.
>> Xem thêm Những nguyên nhân không ngờ khiến cơ thể thiếu kẽm
Kẽm là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của bé
Những dấu hiệu cảnh báo bé thiếu kẽm
Khi bé thiếu kẽm kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, và có một số biểu hiện dễ nhận biết:
Chậm tăng trưởng
Thiếu kẽm có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Rối loạn giấc ngủ
Bé thường trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc về đêm.
Rối loạn cảm xúc
Thờ ơ, lãnh đạm với mọi thứ, thay đổi tính cách hoặc trẻ hay kêu đau đầu, dễ bị kích thích…
Rối loạn tiêu hóa và rối loạn chuyển hóa
Bé hay bị đầy bụng, táo bón, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, bé cũng sẽ chán ăn, biếng ăn. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất để nhận biết bé thiếu kẽm do thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác, khiến trẻ không còn cảm giác ngon miệng khi ăn.
Bé thiếu kẽm có thể không muốn ăn, chậm phát triển
Suy giảm sức đề kháng
Bé dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản… và khi mắc bệnh thì bệnh cũng lâu khỏi.
Tổn thương biểu mô
Trẻ thường xuyên bị khô da, viêm da, bong da, nám da… viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, khi bị thương thì vết thương lâu lành, tóc dễ gãy, rụng tóc, loạn dưỡng móng…
Rối loạn thị giác
Trẻ có cảm giác sợ ánh sáng, bị quáng gà, nặng hơn có thể gặp phải tình trạng viêm loét giác mạc, rối loạn thị giác.
Trẻ thiếu kẽm nên ăn gì?
Để khắc phục tình trạng bé thiếu kẽm, quan trọng và tốt nhất là bố mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm trong bữa ăn.
Một số thực phẩm giàu kẽm, bố mẹ nên thêm vào thực đơn cho trẻ, gồm:
-
Hải sản: hàu, sò, tôm, cua, hến…
-
Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc…
-
Đậu: đậu lăng, đậu nành…
-
Một số loại hạt: hạt bí ngô, hạt vừng, hạt điều…
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa
-
Một số loại rau củ quả: củ cải trắng, khoai tây, ổi, lựu, nấm…
Một số loại thực phẩm giàu kẽm cho bé
Trẻ thiếu kẽm bổ sung gì?
Kẽm có trong rất nhiều loại thực phẩm, nhưng việc cân đối chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ kẽm và các vi chất cần thiết khác không phải là điều đơn giản. Hơn nữa, một số trẻ bị kém hấp thu do bệnh lý đường tiêu hóa, hoặc do lười ăn, ăn ít dẫn đến việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống gặp nhiều khó khăn.
Ngoài thực phẩm, cha mẹ có thể bổ sung kẽm qua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, viên uống chứa kẽm. Đây cũng là xu hướng mới được nhiều người lựa chọn, do tính an toàn, hiệu quả cao và tiện lợi.
Lưu ý khi lựa chọn và bổ sung viên uống chứa kẽm đó là nên chọn kẽm dạng gluconate – bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất. Cha mẹ cũng nên chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, để đảm bảo bổ sung kẽm an toàn với liều lượng phù hợp cho trẻ nhỏ, tránh nguy cơ bé thiếu kẽm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ds. Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhan-biet-nhung-dau-hieu-be-thieu-kem-de-bo-sung-kip-thoi-n6811.html
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT
- Bổ sung Kẽm
- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén):
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng:
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
• Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
• Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
• Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính)
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số Giấy tiếp nhận đăng ký CBSP: 8/2021/ĐKSP
|