Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đủ kẽm để mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều hệ lụy.
Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con
Vai trò của kẽm với phụ nữ mang thai
Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò của kẽm trong việc tham gia vào hoạt động phân chia DNA, giúp quá trình hình thành thai nhi diễn ra bình thường, phát triển toàn diện về ngoại hình, các cơ quan trong cơ thể và chỉ số cân nặng. Nhờ tác động của kẽm, em bé có cơ hội phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Bên cạnh đó, kẽm còn có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng trong suốt giai đoạn thai kỳ. Nhờ vậy, cả mẹ và bé đều duy trì sức khỏe tốt, ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh trầm cảm sau sinh – vấn đề nguy hiểm mà nhiều phụ nữ phải đối mặt.
Kẽm có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu vài thai nhi
Tình trạng thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỉ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lên đến 67,2%. Đặc biệt hơn, ở một số tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, tỉ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai lên đến 90%. Điều này cho thấy vai trò và cách bổ sung kẽm ở phụ nữ mang thai chưa được quan tâm đúng mức.
Nếu
cơ thể thiếu kẽm không được cải thiện kịp thời, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Cụ thể như chiều cao, cân nặng của thai nhi sẽ phát triển chậm hơn, hệ miễn dịch của bé khi sinh ra cũng suy giảm đáng kể.
Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu kẽm?
Kẽm có vai trò lớn với phụ nữ mang thai, nhưng việc bổ sung quan trọng nhất là đủ lượng, không quá nhiều cũng không nên quá ít. Nếu bổ sung quá nhiều, tình trạng thừa kẽm ở bà bầu cũng tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai, ví dụ như trí não của bé có thể bị ảnh hưởng, giai đoạn dậy thì cũng chịu nhiều tác động tiêu cực…
Vậy trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ nên bổ sung lượng kẽm bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bầu bổ sung khoảng khoảng 11 mg kẽm mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Còn trong giai đoạn cho con bú, bạn có thể điều chỉnh lượng kẽm bổ sung mỗi ngày khoảng 12 mg.
>> Xem thêm Bổ sung kẽm như thế nào để tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai bằng cách nào?
Có thể bổ sung kẽm qua 2 cách: thực phẩm ăn uống hàng ngày và dùng viên uống chứa kẽm.
1. Bổ sung qua thực phẩm
Có khá nhiều loại thực phẩm giàu kẽm, có thể thêm vào bữa ăn hàng ngày như thịt bò, tôm, cua, ốc, hến… Những thực phẩm này không chỉ là nguồn bổ sung kẽm dồi dào mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng quan trọng khác cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi sử dụng những loại thực phẩm này cho phụ nữ mang thai nên chế biến và nấu chín kĩ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, kẽm cũng có trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, một số loại hạt. Bà bầu có thể lựa chọn và bổ sung thêm vào bữa ăn.
Tuy nhiên, thật khó để đảm bảo chế độ ăn uống mỗi ngày có đủ lượng kẽm cần thiết, nhất là với cuộc sống bận rộn ngày nay. Do đó, giải pháp được nhiều bà bầu lựa chọn hiện nay chính là
bổ sung kẽm viên qua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các loại viên uống chứa kẽm.
Có nhiều loại thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu
2. Bổ sung bằng viên uống chứa kẽm
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm viên uống bổ sung kẽm. Mẹ bầu nên lưu ý lựa chọn sản phẩm kẽm gluconate bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất.
Ngoài ra, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất và phân phối bởi các công ty dược uy tín, được Bộ Y tế cấp phép. Tiêu biểu như sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ZinC Gluconate Nhất Nhất của Dược Phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp vừa đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
Bổ sung kẽm bằng viên uống chứa kẽm là giải pháp tiện lợi
Lưu ý quan trọng khi bổ sung kẽm
Để bổ sung kẽm an toàn, hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Nên uống kẽm kết hợp vitamin C giúp làm tăng khả năng hấp thu và hiệu quả tăng sức đề kháng của kẽm
-
Không nên uống kẽm cùng lúc với sắt hoặc canxi do làm giảm hấp thu của cả hai chất vào cơ thể. Nếu cần bổ sung sắt hoặc canxi, bạn nên uống cách thời điểm uống kẽm khoảng 2-3 giờ.
-
Nên uống kẽm vào trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ, tốt nhất là vào buổi sáng.
-
Nếu bị đau dạ dày thì cần uống vào bữa ăn để tránh bị kích ứng.
Ds. Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/thieu-kem-o-phu-nu-mang-thai-va-cach-bo-sung-hieu-qua-n9429.html
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT
- Bổ sung Kẽm
- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén):
- Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
- Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
- Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng:
- Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
- Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính)
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số Giấy tiếp nhận đăng ký CBSP: 8/2021/ĐKSP
|