Không ngủ được, hay còn gọi là mất ngủ, là một rối loạn giấc ngủ xảy ra rất phổ biến.
Mất ngủ là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì tính liên tục của giấc ngủ, ngay cả khi có đủ điều kiện để ngủ.
Nó có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính) hoặc kéo dài (mất ngủ mãn tính).
Giấc ngủ không chỉ là thời gian để nghỉ ngơi mà còn là một phần thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe toàn diện và ngăn ngừa bệnh tật.
Rối loạn giấc ngủ gây ra cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ, mệt mỏi và giảm hiệu suất trong hoạt động hàng ngày. Nếu kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động não bộ, tim mạch và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân khiến bạn không ngủ được
Có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động và gây rối loạn giấc ngủ, khiến một người bị mất ngủ.
Trong đó, các yếu tố phổ biến nhất bao gồm:
-
Stress và căng thẳng: Căng thẳng trong công việc, học tập hoặc các vấn đề cá nhân kéo dài mà không được giải quyết có thể gây ra trạng thái lo âu, gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.
-
Thói quen sinh hoạt: Thời gian đi ngủ không đều đặn, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều hoặc tiêu thụ caffein và đồ uống có cồn gần giờ ngủ cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ.
-
Môi trường không thuận lợi: Ánh sáng quá mạnh, tiếng ồn, nhiệt độ/ độ ẩm không phù hợp hoặc một chiếc giường không thoải mái có thể làm khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
-
Thiếu máu lên não: thiếu máu lên não gây ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào não, rối loạn chức năng điều hòa giấc ngủ đồng thời có thể khiến tình trạng căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Các vấn đề sức khỏe khác: Một số bệnh lý như mất ngủ mãn tính, hội chứng chân không yên hoặc các vấn đề về hô hấp có thể gây khó khăn trong việc ngủ.
-
Yếu tố tâm lý: Những cảm xúc mạnh mẽ như buồn bã, tức giận hay thất vọng cũng có thể làm giảm khả năng ngủ.
-
Thay đổi sinh lý: Sự thay đổi nội tiết tố, ví dụ như xảy ra trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không ngủ được phải làm sao?
Trong trường hợp mất ngủ là do vấn đề sức khỏe hoặc là triệu chứng của một bệnh lý, điều trị sớm nguyên nhân là cách tốt nhất để
cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Ngoài việc điều trị y tế, áp dụng một số biện pháp sau đây trong sinh hoạt hàng ngày có thể có tác dụng trong việc mang lại cho bạn một giấc ngủ tốt hơn:
Thư giãn
Dành thời gian để thư giãn, giải tỏa căng thẳng trước khi đi ngủ, bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc thực hiện các bài tập thở sâu.
Bên cạnh đó, việc vận động thường xuyên, tham gia các bộ môn phù hợp như bơi lội, yoga, thể dục dưỡng sinh,...cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ.
Tránh xa các thiết bị như điện thoại, máy tính hoặc TV ít nhất 30 phút - 1 tiếng trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn và đủ tối. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm và nhiệt độ tối ưu cho khu vực nghỉ ngơi.
Chất lượng giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi đệm và gối năm. Vì vậy, lựa chọn những sản phẩm chất lượng và thoải mái nhất có thể giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn.
Thực hiện thói quen ngủ theo lịch trình
Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều này sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học và cải thiện hiệu quả của việc phục hồi. Duy trì thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đồng thời ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Việc tiêu thụ đồ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, đồ chiên rán, dầu mỡ có thể gây mất ngủ vì hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức.
Giảm lượng đồ ăn vào bữa tối, ăn các món đơn giản, dễ tiêu hóa, hạn chế gia vị có thể giảm gánh nặng cho tiêu hóa và giúp dễ ngủ hơn.
Không nên tiêu thụ đồ uống chứa caffeine hoặc cồn sau một khung giờ nhất định trong ngày, cũng như tránh vận động mạnh, ăn no ngay trước khi đi ngủ.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Một số loại trà thảo dược như trà lạc tiên, trà sen, trà hoa cúc,...hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ có thể mang tới hiệu quả an thần, giảm căng thẳng, điều hòa hormon và nhịp sinh học từ đó điều chỉnh rối loạn giấc ngủ.